Tiền mặt bị âm tại quỹ là trường hợp “Tổng thu trên sổ sách < Tổng chi trên sổ sách”. Trên thực tế điều này không bao giờ xảy ra vì nếu không có tiền thì Doanh nghiệp không thể chi trả tiền để hoạt động được. Do vậy, kế toán phải xử lý tiền mặt âm tại quỹ tiền mặt để tăng chất lượng Báo cáo Tài chính và hợp lý các khoản thu- chi tại Doanh nghiệp.
I. Nguyên nhân gây tiền mặt bị âm tại quỹ
- Hạch toán thiếu nghiệp vụ thu tiền hoặc khống nghiệp vụ chi tiền.
- Hạch toán sai trình tự chi tiền trước, thu tiền sau.
- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán.
- Lỗi do ghi chép sổ sách, chứng từ, hạch toán, phân công công việc.
Xem thêm: Hướng dẫn lập Mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 200 và thông tư 133
II. Giải pháp xử lý tiền mặt bị âm tại quỹ
1. Hạch toán các khoản mua Hàng hóa, Dịch vụ vào tài khoản 331
Hạch toán:
Nợ các TK hàng hóa, dịch vụ mua vào (152, 153, 156,,,)
Nợ các TK chi phí
Có TK 331
Khi có tiền thực hiện bút toán thanh toán sau:
Nợ TK 111
Có TK 331
=> làm theo cách này sẽ giúp Doanh nghiệp giảm các khoản chi tiền, giúp cân đối được âm tiền mặt.
2. Làm hợp đồng vay mượn cá nhân, lãi suất 0%
Triển khai theo cách này giúp doanh nghiệp:
+ Không phát sinh chi phí tài chính
+ Làm tăng khoản thu tiền tại Doanh nghiệp (kế toán phải làm phiếu thu)
=> Trên thực tế cách làm này được sử dụng rất phổ biến do độ an toàn cao.
3. Tạo nghiệp vụ khách hàng ứng trước hàng bằng tiền mặt
Kế toán phải chuẩn bị chứng từ công nợ cẩn thận, đầy đủ
Hạch toán: Nợ TK 111
Có TK 131
=> Cách làm này giúp tăng thu tiền mặt tại Doanh nghiệp, làm giảm âm quỹ tiền mặt
4. Làm thủ tục tăng vốn điều lệ
=> Cách làm này giúp tăng tiền mặt tại Doanh nghiệp.
Lưu ý: Nếu cá nhân nhận vốn góp thì có thể góp bằng tiền mặt, còn nếu đối tượng phải góp vốn là Doanh nghiệp thì chuyển khoản. Khi đó cần chú ý hợp thức hóa của chứng từ.
+ Thủ tục tăng vốn điều lệ phức tạp cần thời gian do vậy đòi hỏi kế toán phải nắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm cao.
+ Giải pháp này hiệu quả, mang lại lợi ích nhiều mặt.
Hạch toán: Nợ TK 111
Có TK 411
5. Chuyển 1 số khoản chi tiền mặt sang kỳ hạch toán sau
Các khoản chi nội bộ không liên quan đến hóa đơn GTGT có thể được chuyển sang kỳ sau để làm giảm lượng chi tiền.
Ví dụ: chi lương công nhân viên, chi tạm ứng….
Xem thêm: Xử lý tiền mặt tồn quá nhiều tại quỹ tiền mặt khi quyết toán thuế