Cách xử lý hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động

Cách xử lý hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động. Đối với một doanh nghiệp khi bị cơ quan thuế thông báo về những hóa đơn đầu vào là hóa đơn mua của những công ty bỏ trốn.

xu-ly-hoa-don-dau-vao-cua-doanh-nghiep-bo-tron
Hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp ngừng hoạt động

Vậy cách xử lý hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bỏ trốn thế nào?

Trung tâm kế toán Việt Hưng xin chia sẽ về kinh nghiệm cũng như gửi cho các bạn cả bộ mẫu hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp dễ dàng giải trình sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp của bạn.

– Trường hợp 1:

Nếu hóa đơn phát sinh sau khi doanh nghiệp bán bỏ trốn thì bên doanh nghiệp bạn khó chứng minh được chi phí do đó chi phí này sẽ bị gạt ra đồng thời sẽ phải điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ đi.

– Trường hợp 2:

Nếu hóa đơn phát sinh trước khi doanh nghiệp bán bỏ trốn thì cục thuế sẽ xem xét, đối chiếu với hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định lại là doanh nghiệp bạn có thực sự mua hàng của bên nhà cung cấp đó hay không.

Để chứng minh được điều này cần những hồ sơ dưới đây:

1. Hồ sơ chứng minh việc mua hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động gồm:

1.1. Công văn giải trình thông tin tài liệu hóa đơn mua hàng

Nội dung công văn gồm

  • Kính gửi: Cục thuế hoặc chi cục đang quản lý công ty bạn
  • Tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ
  • Tóm tắt nội dung và liệt kê các hóa đơn mua của DN bỏ trốn

Tải mẫu công văn giải trình

1.2. Giấy giới thiệu

Với nội dung DN bạn giới thiệu bạn lên giải quyết nội dung này

1.3. Chuẩn bị các hồ sơ liên quan:

  • Phô tô hóa đơn mua vào kèm với
  • 01 giấy đề nghị thanh toán: đề nghị thanh toán này là nhân viên kinh doanh đề nghị công ty bạn thanh toán chứ không phải là nhà cung cấp đề nghị vì lúc này bạn mới làm ngược hồ sơ. Tải về
Giấy đề nghị thanh toán
Giấy đề nghị thanh toán
  • Hợp đồng mua bán và thanh lý hợp đồng:
  • Phiếu chi hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Bên thuế yêu cầu cung cấp chứng từ thanh toán chứng minh việc mua bán
  • Phiếu nhập kho khi mua NVL, hàng hóa của nhà cung cấp
  • Phiếu nhập kho bên mua và phiếu xuất kho bên bán
  • Sổ sách liên quan: Sổ chi tiết tài khoản 632, sổ Tk chi tiết thanh toán 111 hoặc 112 để chứng minh vừa kê khai vừa hạch toán theo chứng từ mua hàng.
  • Tờ khai thuế đã khai thuế liên quan đến hóa đơn mua vào và bán ra.

2. Việc xử lý thuế GTGT đối với các hóa đơn đầu vào của DN bỏ trốn

– Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì khi nhận được thông báo từ cơ quan thuế thì DN tạm dừng chưa kê khai thuế này. Doanh nghiệp cần xác định lại thông tin từ nhà cung cấp để xử lý.

–  Nếu doanh nghiệp đã thực hiện kê khai thuế.

+ Doanh nghiệp rà soát lại các hóa đơn đó đã được kê khai vào tháng nào để điều chỉnh thuế GTGT

+ Riêng đối với chi phí, giá vốn thì DN làm công văn xin được ghi nhận chi phí và chứng minh theo hồ sơ ở mục 1.

– Nếu trường hợp DN đã được hoàn thuế:

+ Thông thường chỉ những DN bỏ trốn là sau thời điểm công ty bạn mua hàng hóa nên DN vẫn chứng minh được việc mua bán là phát sinh thật thì DN nên làm công văn giải trình với cơ quan thuế và cam kết chịu mọi trách nhiệm về việc khai báo của mình.

– Trường hợp mà DN cố tình không điều chỉnh giảm thuế GTGT. Cơ quan thuế xác định và khẳng định đây là các hóa đơn của DN bỏ trốn hay các DN không có thực thì cơ quan thuế có quyền chuyển hồ sơ này cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy đối với bài viết này kế toán Việt Hưng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn để các bạn hiểu được cách Xử lý hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động.

Xem thêm: Cách xử lý khi mất hóa đơn đầu vào

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *