Hướng dẫn cách tra cứu tờ khai thông quan, nợ thuế, ngày giờ thông quan – Công nghệ ngày càng phát triển, thủ tục cũng dần được giảm bớt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thay vì phải chạy đến tận cảng để kiểm tra xem tờ khai đã được thông quan hay chưa, thì giờ đây tổng cục hải quan đã có dịch vụ tra cứu trực tuyến tờ khai hải quan. Cho phép doanh nghiệp có thể tra cứu tờ khai thông quan, nợ thuế, ngày giờ thông quan một cách nhanh chóng, chính xác ở bất kỳ đâu.
Bài viết này Kế toán Việt Hưng chia sẻ đến các bạn cách tra cứu tờ khai thông quan, nợ thuế, ngày giờ thông quan.
1, Tờ khai hải quan là gì?
Về khái niệm, tờ khai hải quan là văn bản mà ở đó, chủ hàng hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng hoặc phương tiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Khi một doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hay xuất khẩu các lô hàng của mình, lên tờ khai hải quan là một trong những bước mắt buộc phải thực hiện.
2, Cách tra cứu tờ khai thông quan được hay chưa?
Hầu như doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng khá quen thuộc với việc tra cứ tờ khai đã được thông quan, tuy nhiên với những doanh nghiệp nhập những lô hàng nhập khẩu đầu tiên thì việc này còn khá bỡ ngỡ. Để kiểm tra tình trạng tờ khai đã được thông quan chưa, các bạn truy cập vào trang web của tổng cục hải quan theo đường link sau:
https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=140&cid=1198
Nhập thông tin số tờ khai, mã số thuế doanh nghiệp, mã chi cục và ngày tờ khai
Chú ý: đánh các đuôi số tờ khai tăng dần để thử.
Sau khi bấm vào nút “Lấy thông tin” ta sẽ thấy “Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan” hay gọi là mã vạch tờ khai thông quan hiện ra. Khi lấy hàng nhập khẩu hay đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan để xuất khẩu chúng ta đều cần in bản mã vạch này ra.
Sau khi thực hiện cách tra cứu tờ khai thông quan, tại đây bạn sẽ kiểm tra được tờ khai đã được thông quan hay chưa? Luồng của tờ khai là vàng, đỏ hay xanh?
3, Tra cứu ngày giờ thông quan
Ngoài cách tra cứu tờ khai thông quan, bạn cũng có thể tra cứu ngày giờ thông quan qua đường link: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=140&cid=1198
Gõ số tờ khai, số chứng minh thư giám đốc, mã số thuế
Chú ý:
– Nếu các bạn đã có chứng minh thư hoặc CCCD của chủ doanh nghiệp (người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì gõ trực tiếp vào trên). Trường hợp chưa có chứng minh thư, CCCD thì các bạn có một mẹo tra cứu lấy thông tin từ tổng cục thuế. Xem chi tiết tra cứu mã số thuế thông qua đường dẫn: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/. Các bạn điền thông tin MST và mã kiểm tra, CLICK vào tra cứu. như hình bên dưới.
Gõ mã số thuế là ra số CMTND giám đốc
Như vậy là các bạn đã có thông tin chứng minh thư hoặc CCCD của người đại diện pháp luật, chuyển thông tin đó vào trang trên để tiến hành tra cứu tiền nợ thuế hải quan nhé.
4, Tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp
Tra cứu số tiền thuế cần nộp luôn là việc mà tất cả các Doanh nghiệp muốn quan tâm và nắm bắt được để chuẩn bị trước, tránh việc nộp chậm, muộn cho cơ quan Thuế.
https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=140&cid=1198
Các bạn cung cấp các thông tin truy vấn:
+ Mã số doanh nghiệp (mã số thuế doanh nghiệp)
+ Chứng minh thư (CMT) hoặc CCCD
+ Mã kiểm tra gồm 06 chữ, số (có phân biệt hoa và thường)
Sau khi CLICK Xem thông tin, màn hình hiển thị số thuế nợ chi tiết.
Phần kết quả nợ thuế được chia thành nhiều màu sắc khác nhau như hình trên. Nên doanh nghiệp cần chú ý tránh nợ thuế phát sinh quá thời hạn, phát sinh các khoản phạt chậm nộp thuế.
7 bước làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu
Tùy vào phân loại hàng hóa nhập khẩu, DN sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng NK cơ bản bao gồm 7 bước sau:
Đầu tiên: Xác định loại hàng nhập khẩu
Cần xác định loại hàng NK thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Ví dụ: hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt, nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, DN phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng…
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, DN cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:
– Hợp đồng thương mại
– Vận đơn lô hàng
– Phiếu đóng gói hàng hóa
– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng
– Hóa đơn thương mại
Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan
Sau khi bên vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, DN cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai đã hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
Bước 4: Lấy lệnh giao hàng
DN cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:
– CMND/CCCD bản sao.
– Vận đơn bản sao.
– Vận đơn bản gốc có dấu.
Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.
– Luồng xanh: DN in tờ khai và đóng thuế.
– Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hóa.
Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, DN cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:
– Thuế NK
– VAT
Ngoài ra, tùy vào 1 số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bước 7: Chuyển hàng hóa về kho bảo quản
Như vậy, Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn xong các bạn cách tra cứu tờ khai thông quan, nợ thuế, ngày giờ thông quan rồi nhé. Nếu các bạn có vướng mắc hay cần hỗ trợ có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin trực tiếp qua fanpage, chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất!