Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập tính thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

cach tinh thue thu nhap doanh nghiep

1. Phương pháp tính thuế TNDN mới nhất

Kể từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78):

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

– Nếu DN có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN

– Thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

– Thu nhập chịu thuế được tính theo công thức sau

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

– Thuế suất 20% áp dụng cho những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề < 20 tỷ đồng.

– Thuế suất 22% áp dụng cho những DN không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20%. (Nhưng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%)

Chú ý:

2.1. Những DN mới thành lập thì kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.

2.2. Kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là từ quý 4/2014) theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC:

– Doanh Nghiệp không nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý.

– Doanh nghiệp chỉ cần tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh.

– Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý sau.

3. Ý nghĩa của chỉ tiêu H trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN.

Ttrường hợp A. Nếu Tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên đó.

– Số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4.

Ví dụ:

– Năm 2015, Công ty Phan Hiếu đã tạm nộp thuế TNDN là 100.000.000. Nhưng khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 150.000.000, tăng 50.000.000.

=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 150.000.000 x 20% = 30.000.000.

– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 50.000.000 – 30.000.000 = 20.000.000.

Như vậy:

– Công ty phải nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 50 triệu đồng

– Ngoài ra. Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 20.000.000) từ ngày 31/1/2016. (Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4/2015).

Nếu hết thời hạn nộp tờ tờ khai quyết toán thuế TNDN (30/3/2016) mà công ty vẫn chưa nộp tiền thuế chênh lệch trên thì:

– Số thuế chênh lệch còn lại (50.000.000 – 20.000.000 = 30.000.000.) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.

Trường hợp B. Nếu Tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ:

– Năm 2014, Công ty Hiếu Thành đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng.

=> Như vậy: Chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì DN chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng.

– Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

– Trường hợp nộp thừa sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *