Chia sẻ hướng dẫn cách làm thủ tục cắt giảm người phụ thuộc mẫu 20-ĐK-TH-TCT (thông tư 95/2016/TT-BTC). Vì bên cạnh việc đăng ký giảm trừ gia cảnh cũng có không ít người quan tâm đến việc cắt giảm trừ gia cảnh
1. Hồ sơ đăng ký cắt giảm người phụ thuộc gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TH-TCT (thông tư 95/2016/TT-BTC) để thay đổi thông tin người phụ thuộc
Các bạn có thể tải mẫu 20-ĐK-TH-TCT (thông tư 95/2016/TT-BTC) tại đây: Mẫu 20 DK-TH-NPT
– Các hồ sơ thay đổi kèm theo của người phụ thuộc gồm
+ NPT từ đủ 14 tuổi trở lên: bản sao công chứng thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực
+ NPT dưới 14 tuổi: bản sao công chứng giấy khai sinh
* Nơi nộp hồ sơ:
Cá nhân (người nộp thuế) nộp hồ sơ trên cho cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập làm thủ tục đăng ký thay đổi cho NNT(nếu quyết toán thuế thông qua cơ quan chi trả) hoặc cá nhân người nộp thuế nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế.
2. Cách làm thủ tục cắt giảm người phụ thuộc mẫu 20-ĐK-TH-TCT (thông tư 95/2016/TT-BTC)
Trong mẫu này có 2 mục I và II. Vậy khi nào thì điền vào mục I hoặc II
Có 2 trường hợp xảy ra
Trường hợp 1: Khai thông tin người phụ thuộc vào mục I trong các trường hợp sau
+ Người phụ thuộc đã có mã số thuế
+ Hoặc người phụ thuộc chưa có mã số thuế nhưng có số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu
Cách ghi như sau:
* Cột (1): Số thứ tự
* Cột (2): Họ và tên người phụ thuộc: Ghi đầy đủ họ tên người phụ thuộc
Ví dụ: Nghiêm Thị Vân
* Cột (3): Ngày sinh người phụ thuộc: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh người phụ thuộc
Ví dụ: 01/10/1939
* Cột (4): Mã số thuế (nếu có): Nếu người phụ thuộc có mã số thuế rồi thì đánh mã số thuế của họ vào đây. Còn nếu họ chưa có mã số thuế thì cột này bỏ trống
* Cột (5): Quốc tịch: Ghi quốc tịch của người phụ thuộc vào đây
Ví dụ: Việt Nam
* Cột (6): Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu vào đây. Trường hợp NPT đã có mã số thuế thì cột này bỏ trống.
Ví dụ: 150125026
* Cột (7): Quan hệ với cá nhân có thu nhập được giảm trừ giảm trừ gia cảnh: quan hệ là: con hoặc cha/mẹ hoặc vợ/chồng hoặc khác.
* Cột (8): Tên cá nhân có thu nhập: Họ tên người nộp thuế
Ví dụ: Trần Văn A
* Cột (9): Mã số thuế của cá nhân có thu nhập: Mã số thuế cá nhân người nộp thuế
Ví dụ: Ông Trần Văn A có mã số thuế thu nhập cá nhân là: 8040496741
* Cột (10): Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ (tháng/năm): Ghi tháng bắt đầu phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng
Ví dụ: 01/2018
* Cột (11): Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm): Ghi tháng/năm mà người nộp thuế muốn đăng ký cắt giảm đăng ký giảm trừ người phụ thuộc
Ví dụ: 10/2018
Trường hợp 2: Khai thông tin người phụ thuộc vào mục II trong trường hợp: người phụ thuộc chưa có mã số thuế, chưa có chứng minh thư nhân dân, chưa có hộ chiếu
* Cột (12): Số thứ tự
* Cột (13): Họ và tên người phụ thuộc: Ghi đầy đủ họ tên người phụ thuộc (chú ý: trường hợp này áp dụng cho người phụ thuộc dưới 14 tuổi, chưa có chứng minh thư nhân dân)
* Cột (14): Ngày sinh người phụ thuộc: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh người phụ thuộc
* Cột (15): Số: Ghi số trên giấy khai sinh của người phụ thuộc
* Cột (16): Quyển số: Căn cứ vào giấy khai sinh của người phụ thuộc
* Cột (17): Quốc gia: Chọn Việt Nam hoặc khác
* Cột (18): Tỉnh/Thành phố : ghi tỉnh/thành phố nơi đăng ký trên giấy khai sinh
* Cột (19): Quận/huyện: Ghi quận/huyện nơi đăng ký trên giấy khai sinh
* Cột (20): Phường/xã: Ghi Phường/xã nơi đăng ký trên giấy khai sinh
* Cột (21): Quốc Tịch: Chọn Việt Nam hoặc khác
* Cột (22): Quan hệ với cá nhân có thu nhập được giảm trừ gia cảnh: quan hệ là: con hoặc cha/mẹ hoặc vợ/chồng hoặc khác.
* Cột (23): Tên cá nhân có thu nhập: Họ và tên người nộp thuế
* Cột (24): Mã số thuế của cá nhân có thu nhập: Mã số thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế
* Cột (25): Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ: Ghi tháng bắt đầu phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng
* Cột (26): Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm): Ghi tháng/năm mà người nộp thuế muốn đăng ký cắt giảm đăng ký giảm trừ người phụ thuộc
Ví dụ: 08/2018
3. Mẫu hướng dẫn minh họa ví dụ