Thuế vãng lai là loại thuế phát sinh ngoài tỉnh khác với địa điểm của doanh nghiệp đặt trụ sở trên đăng ký kinh doanh.
Khi phát sinh loại thuế này doanh nghiệp sẽ phải tiến hành Cách lập tờ khai thuế giá trị gia tăng vãng lai và nộp số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh khác với tỉnh, thành phố trên đăng ký kinh doanh.
1. Đối tượng nộp thuế vãng lai, ngoại tỉnh
– Là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi đơn vị đặt trụ sở
– Là doanh nghiệp kinh doanh có cơ sở sản xuất trực thuộc khác tỉnh, nhưng không thực hiện hạch toán kế toán, không kê khai thuế.
– Ví dụ cụ thể:
Công ty A có địa chỉ trên đăng ký kinh doanh đặt tại: Quận Hà Đông, TP Hà Nội. Năm 2014 đã ký hợp đồng với Công ty B đặt tại tỉnh Bắc Giang. Và công trình này thi công tại Huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Giang với nội dung thi công: Thi công lắp đặt sữa chữa cầu .
Như vậy công ty A phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT( tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh)
2. Thuế suất thuế vãng lai phải nộp
– Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thì chịu thuế 2% x Doanh thu
– Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% thì chịu thuế suất 1% x Doanh thu
– Ví dụ cụ thể
Tháng 12/2014 Công ty A ( nhà thầu) xuất trả hoá đơn hoàn thành nghiệm thu công trình cầu cho công ty B( chủ đầu tư) với doanh thu phát sinh là 2.673.179.720, thuế suất thuế GTGT của hoá đơn phát sinh là 10%. Căn cứ theo quy định công ty A phải nộp số tiền thuế GTGT vãng lai cho Chi cục thuế Huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Biang theo tỷ lệ tạm nộp 2% trên doanh thu là: 53.463.594đ
– Sau khi nộp tờ khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh này thì công ty A nộp số thuế GTGT 2% vào kho bạc nhà nước, có hai cách nộp:
Cách 1: Kế toán lên kho bạc nhà nước tại tỉnh nơi phát sinh công trình ngoại tỉnh nộp bằng tiền mặt ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp. Trường hợp này hơi mất thời gian nhưng chắc chắn tiền nộp thuế sẽ được đẩy đúng vào mã số thuế của doanh nghiệp và Công ty A được khấu trừ luôn tại thời điểm nộp.
Cách 2: Công ty A dùng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền thuế tại nơi đặt trụ sở, với cách này tiết kiệm được thời gian đi lại của kế toán nhưng không chắc chắn sẽ được khấu trừ tại thời điểm nộp vì nếu có vấn đề trong quá trình nộp tiền sẽ bị trả về doanh nghiệp. Và như vậy tại thời điểm này Công ty A không được khấu trừ 2% thuế này mà phải đợi xử lý.
– Sau khi có chứng từ nộp tiền công ty A sẽ được khấu trừ vào chỉ tiêu 39 trên tờ khai thuế GTGT trên HKTT.
3. Cách hạch toán thuế vãng lai chi tiết
– Bước 1: Căn cứ hoá đơn xuất công trình nghiệm thu hoàn thành
Nợ TK 131: Công nợ phải thu
Có TK 5112: doanh thu
Có TK 3331: 10% thuế GTGT
– Bước 2: Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT vãng lai( mẫu số 05/GTGT)
Nợ TK 3331: 2% thuế GTGT vãng lai
Có TK 3338:
– Khi nộp thuế vãng lai
Nợ TK 3338:
Có TK 111, 112
Như vậy kế toán trong công ty xây dựng cần hiểu được đặc trưng của loại thuế này để hạch toán thuế vãng lai và kê khai kịp thời.
Chú ý: Các bạn có thể tách tiền thuế vãng lai bằng TK 3338, như vậy sẽ theo dõi được tiền thuế vãng lai còn phải nộp, không bị nhầm lẫn với tiền thuế GTGT trên TK 33311
nếu chủ đầu tư nộp cho mình rồi chuyển thanh toán số tiền còn lại thì chỉ kê khai thuế thôi đúng k? đối với liên danh tiền về 1 bên thì hạch toán 2 bên nhà thầu ntn
Chào bạn! Với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Có giấy nộp hộ tiền của chủ đầu tư thì cty chỉ cần kê khai thuế
Liên danh phân chia lợi nhuận trước thuế thì bên đại diện xuất hoá đơn cho chủ đầu tư và bên còn lại xuất hoá đơn cho bên liên doanh thu tiền
Liên danh phân chia lợi nhuận sau thuế thì chuyển tiền theo thỏa thuận tỷ lệ % trong hợp đồng
Còn thuế TNDN và tiền chậm nộp hạch toán ntn ad uu! CQT vãng lai bắt nộp hết
Dear ad. Hạch toán như bước 2 thì có nghĩa là lúc kê khai tờ khai thuế vãng lai đã được hạch toán khấu trừ thuế tại trụ sở chính luôn phải không bạn?
Với CQT thì phải thực nộp mới được trừ