Các văn bản pháp luật liên quan đến kế toán

Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay được chia thành các ngành luật chủ yếu sau đây.

1. Hiến pháp.

Là pháp luật cơ bản, đạo luật gốc gồm các quy phạm pháp luật cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước và các thể chế nhà nước.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với chế độ kinh tế thị trường, đa sở hữu. Mọi tổ chức cá nhân phải tuân theo pháp luật. Hoạt động kế toán và người làm kế toán phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật liên quan.

cac-van-ban-phap-luat-lien-quan-den-ke-toan

2. Luật hành chính

Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ. Hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước. Đối với tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Luật hành chính quy định vị trí pháp lý, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính Nhà nước, quy định chế độ phục vụ công chức, viên chức nhà nước.

Các quy định luật hành chính quyết định mô hình bộ máy kế toán Nhà Nước và quyết định về phân công, sắp xếp cán bộ công chức trong bộ máy kế toán nhà nước.

Xem thêm: 

Chuẩn mực kế toán là gì

Luật kế toán theo chế độ hiện hành

3. Luật tài chính ngân hàng

Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình tạo lập quản lý, sử dụng luân chuyển quỹ tiền mặt.

Các chế độ bao gồm Luật NSNN, các Luật thuế. Luật quản lý tài sản nhà nước. Luật quản lý nợ công. Luật ngân hàng nhà nước.

4. Luật kinh tế

Là tổng thể các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của các loại hình Doanh nghiệp về ký hợp đồng kinh tế, về phá sản doanh nghiệp, về giải quyết tranh chấp kinh tế.

Các văn bản pháp luật thuộc ngành luật kinh tế, luật doanh nghiệp, luật thương mại, các luật thuế, luật kinh doanh, bảo hiểm, luật kinh doanh chứng khoán …

5. Luật lao động

Luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động. Giữa người lao động và người sử dụng lao động. Và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Bao gồm hợp đồng lao động, thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi.

6. Luật dân sự

Luật dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ tài sản, quan hệ nghĩa vụ dân sự và các quan hệ nhân thân.

7. Luật hình sự

Luật hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt, mức hình phạt. Cụ thể tương ứng với hành vi phạm tội, luật hình sự điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước. Và người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm như kinh doanh trái phép, trốn thuế, lập quỹ trái phép hay báo cáo sai trong quản lý kinh tế …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *