Các quy định về chi phí mua bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động

Bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí tự nguyện là một trong những chính sách đãi ngộ của các doanh nghiệp đối với người lao động. Đây là các khoản bảo hiểm không bắt buộc doanh nghiệp phải mua cho nhân viên; nhưng nó là các khoản chi hoàn toàn chính đáng và nên được khuyến khích. Vậy mức chi phí cho các khoản bảo hiểm này như thế nào là hợp lý? Và khoản chi này có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không? Sau đây các bạn cùng Lamketoan.vn tìm hiểu cụ thể vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý

  • Theo tiết 2.11 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015, áp dụng cho kỳ tính thuế 2015
  • Theo Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ – CP ngày 15/12/2017 có hiệu lực thi hành từ 01/02/2018

cac-quy-dinh-ve-chi-phi-mua-bao-hiem-nhan-tho-quy-huu-tri-tu-nguyen-cho-nguoi-lao-dong

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 có hiệu lực từ ngày 01/02/2018, đã quy định:

“Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện; bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc); quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện; quỹ có tính chất an sinh xã hội; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện; bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ; ngoài việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc; Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Kết luận:

Khoản chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện; bảo hiểm nhân thọ cho người lao động (các quỹ bảo hiểm mang tính chất tự nguyện); sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Khoản chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện; bảo hiểm nhân thọ cho người lao động (các quỹ bảo hiểm mang tính chất tự nguyện); không được vượt quá 03 triệu đồng/tháng/người
  • Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc và không còn nợ bảo hiểm
  • Mức hưởng và điều kiện hưởng phải được quy định cụ thể tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty

Ví dụ 1: Ông A là quản lý có trình độ tại công ty M. Để khuyến khích những lao động như vậy, công ty có hình thức là mua bảo hiểm cho những người này. Năm 2017 ông A được công ty mua bảo hiểm nhân thọ với thời gian 5 năm; mỗi năm đóng 60 triệu đồng, tương ứng là một tháng 5.000.000 đồng

Như vậy theo quy định trên, thì:

+ Phần được tính vào chi phí hợp lý là: 3.000.000 đồng

+ Phần không được tính vào chi phí hợp lý là : 5.000.000 – 3.000.000 = 2.000.000 đồng

cac-quy-dinh-ve-chi-phi-mua-bao-hiem-nhan-tho-quy-huu-tri-tu-nguyen-cho-nguoi-lao-dong-1

3. Thuế thu nhập cá nhân

  • Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân từ các khoản chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện; bảo hiểm nhân thọ cho người lao động (các quỹ bảo hiểm mang tính chất tự nguyện)

Theo khoản 2.2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013; và khoản 3 điều 11 thông tư 92/2015/TT-BTC; quy định các khoản thu nhập chịu thuế như sau: “Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm; (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam); thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe; bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí); … mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm; ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”

Kết luận:

Theo quy định trên thì:

+ Doanh nghiệp mua cho người lao động các loại bảo hiểm có tính chất tự nguyện; và có tích lũy về phí bảo hiểm thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân

+  Doanh nghiệp mua cho người lao động các loại bảo hiểm có tính chất tự nguyện; nhưng không tích lũy về phí bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí); thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

  • Đối tượng phải khấu trừ và tính thuế thu nhập cá nhân
  • Theo khoản 2 điều 14 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định: “Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc; là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ; (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua; hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện)

Bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp; bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy; tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần; thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ; (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện)

Bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam; thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua; hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động; để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.”

Kết luận:

Theo quy định trên thì có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thì khi doanh nghiệp mua bảo hiểm tự nguyện cho người lao động; chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế hay doanh nghiệp chưa phải khấu trừ thuế TNCN. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng; doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần; thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy

  • Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam nhưng được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam

Thì người sử dụng lao động; có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua; hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động

Cũng theo điều 15 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định: “Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng; đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có); kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí); do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.”

Kết luận: Khoản chi mua bảo hiểm tự nguyện cho người lao động được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế; nhưng tối đa không quá 1 triệu đồng/tháng/người

Ví dụ 2: Trở lại ví dụ 1: ta có:

+ 5.000.000 đồng/người/tháng là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

+ Trong đó có: 1.000.000 đồng là khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm: Các quy định cần biết khi xử lý chi phí trang phục cho người lao động

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bé Tiên
Bé Tiên

Vậy còn 4.000.0000 còn lại là mình có tính vào thu nhập chịu thuế hay không ạ ?

Phạm Thị Phương Thảo
Phạm Thị Phương Thảo
Trả lời  Bé Tiên

Khoản chênh lệch 1 triệu đồng/tháng đc tính là thu nhập chịu thuế và sẽ phải tính theo biểu thuế suất luỹ tiến đúng không ạ?

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...