1. Các phương pháp tính giá xuất kho
Do ảnh hưởng của giá cả trên thị trường nên giá gốc của nhiều loại hàng tồn kho thay đổi. Một loại hàng tồn kho có thể nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tình hình nhập xuất không diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Do vậy khi tính giá thực tế xuất kho của hàng tồn kho cũng có thể khác nhau.
Tùy theo yêu cầu, điều kiện của doanh nghiệp, việc tính giá xuất kho trong kỳ có thể vận dụng một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh
+ Phương pháp Nhập trước – Xuất trước( FIFO)
+ Phương pháp Nhập sau – Xuất trước(LIFO)
+ Phương pháp tính giá bình quân gia quyền ( BQGQ)
Ở bài viết này Lamketoan.vn chia sẻ về cách tính giá xuất theo theo phương pháp thứ nhất là phương pháp tính theo giá đích danh
2. Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp này đòi hỏi kế toán phải biết hàng tồn kho trong kho thuộc những lần nhập nào, đơn giá là bao nhiêu.Giá trị xuất ra = Số lượng x Đơn giá của lô hàng đó.
Ví dụ: Tại DN A trong tháng 12 năm N có tình hình nhập xuất VL A như sau:
ĐVT: 1000đ
Tình hình N-X-T | Nhập | Xuất | Tồn | ||||
SL(Kg) | ĐG | Thành tiền | SL(Kg) | ĐG | Thành Tiền | ||
Tồn kho đầu tháng 12/N | 100 | 50 | 5.000 | ||||
04/12 nhập kho ( NK01) | 100 | 60 | 6.000 | 200 | |||
07/12 Xuất kho( XK01) | 150 | 50 | |||||
11/03 Nhâp kho ( NK02) | 150 | 70 | 10.500 | 200 | |||
15/03 Xuất kho( XK02) | 150 | 50 | |||||
18/03 nhập kho (NK03) | 100 | 65 | 6.500 | ||||
25/03 Xuất kho (XK03) | 80 | 70 | |||||
Cộng | 350 | 23.000 | 380 | 70 |
Dựa vào bảng nhập xuất trên tính giá xuất kho của VL A như sau:
Phiếu xuất | Số lượng | Phương án 1 | Phương án 2 |
XK01 | Xuất 150 Kg | (100×50) + (50×60) = 8.000 | (100×60) + (50×50) = 8.500 |
XK02 | Xuất 150 Kg | ( 50×60) + (100×70) = 10.000 | 150 x 70 = 10.500 |
XK03 | Xuất 80 Kg | ( 50×70) + (30×65) = 5.450 | 80 x 65 = 5.200 |
Sau khi tính toán được giá xuất kho, đồng thời kế toán căn cứ vào các chứng từ như phiếu nhập, phiếu xuất, các chứng từ phản ánh chi phí thu mua để vào sổ chi tiết các tài khoản 152, 153, 156…. Mỗi tài khoản được mở một quyển sổ theo dõi riêng, chi tiết cho từng vật tư, hàng hóa. Và được theo dõi liên tục từ đầu năm đến cuối năm.
Như vậy theo Phương pháp thực tế đích danh, kế toán sẽ sử dụng giá gốc thực sự của từng đơn vị hàng tồn kho để xác định giá trị xuất kho của hàng tồn kho đó.
Ưu điểm: Đây là phương pháp tính toán chính xác nhất trong 4 phương pháp.
Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều công sức vì phải nhận biết được giá gốc của từng đơn vị hàng tồn kho. Phải phân kho và tách biệt được các mặt hàng nhập vào.
Do vậy phương pháp này thường áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định ít biến động và dễ nhận diện.
Tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp thường áp dụng tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền.