Thế nào là hóa đơn Bất hợp pháp – Sử dụng bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?

Thế nào là hóa đơn Bất hợp pháp – Sử dụng bất hợp pháp

Thế nào là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn?. Kế toán Việt Hưng xin hướng dẫn giải đáp các vướng mắc đó qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Tham khảo:

Hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị trước khi quyết toán thuế

Các loại sổ cần in cuối năm và lưu ý về hóa đơn sổ sách

Hóa đơn Bất hợp pháp
Hóa đơn Bất hợp pháp

1. Khi nào một hóa đơn cho là bất hợp pháp

Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau:

Hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn giả. Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

– Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn hoặc in, khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác .

– Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

– Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành. Nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa. Các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

2. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014. Quy định việc Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc:

– Lập khống hóa đơn. Cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập. Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (Trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán. Hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này).

– Cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách.

– Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc.

– Lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên.

– Dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

3. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra. Để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ. Hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế. Để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ. Nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế. Để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

4. Mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Xử phạt với hành vi mua hóa đơn bất hợp pháp
Xử phạt với hành vi mua hóa đơn bất hợp pháp

Quy định pháp luật về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và các hình thức sử dụng hóa đơn bất hợp pháp được quy định tại các Điều 22; 23 trong Thông tư số 39/2014/TT – BTC như sau:

Mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Cơ quan xử phạt sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi để đưa ra mức xử phạt tương ứng nhưng không được vượt quá mức trần mà pháp luật quy định và không được thấp hơn mức sàn.

Trên đây là tư vấn của kế toán Việt Hưng về hóa đơn Bất hợp pháp – Sử dụng bất hợp pháp. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý về kế toán nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng liên hệ kế toán Việt Hưng tại http://lamketoan.vn/

Có 2 bình luận

  1. Avatar of Nguyễn Thị Liên
    Nguyễn Thị Liên đã viết:

    Đơn vị tôi có ăn tại nhà hàng từ tháng 6/2018 với số tiền 2786000 đ, nhưng tháng 5/2019 chi cục thuế mời Lên làm việc và cho biết tôi sử dụng hoá đơn này bất hợp pháp vì liên 1 giá tiền chỉ ghi 580 .000 đ. Khi đó tôi mới biết bên bán hàng họ ghi sai và chữ ký trong liên 1 không phải của tôi vì khi trả tiền họ không đưa hoá đơn mà sau đó họ mang đến 1 liên duy nhất ( liên 2) . Như vây tôi có sai ko và mức phạt thế nào ( hoá đơn Thoòng thường) . Kính đề nghị cơ quan tư vấn giúp . Xin chân thành cám ơn

  2. Avatar of Đỗ Thị Dung
    Đỗ Thị Dung đã viết:

    Chào anh chị, bên em có 1 hóa đơn từ 11/2017. lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, có hợp đồng, chuyển tiền qua ngân hàng vào TK công ty bên bán, biên bản nghiêm thu, và biên bản kiểm tra thẩm định phê duyệt phương án thiết kế thi công của cơ quan công an PCCC tỉnh . Bên em đã kê khai và phân bổ vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên tới nay, bên bán thông báo với bên em là hóa đơn họ xuất cho bên em bị cơ quan thuế cưỡng chế (trong thời gian xuất hóa đơn cho bên em). và nay em tra trên http://tracuunnt.gdt.gov.vn thì công ty rơi vào tình trạng (NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng MST)
    Vậy abg chị cho em hỏi hóa đơn của bên em sử dụng có phải là bất hợp pháp không ạ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *