Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cá nhân làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? BHTN là một chính sách xã hội nhằm hỗ trợ người lao động khi họ đang bị mất việc làm. Vậy chính xác và thủ tục để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

bảo hiểm thất nghiệp là gì
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cá nhân làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2020 hướng dẫn một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

2. Điều kiện để được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

*) Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động: trừ trường hợp:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

– Hợp đồng lao động trái pháp luật

– Người lao động đã được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng

*) Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động:

– Người lao động chưa có việc làm

– Người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm giới thiệu việc làm

3. Mức hưởng, thời gian hưởng, thời điểm hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

3.1 Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào? 

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động=Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệpx60%

*) Đối với trường hợp gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp vào những tháng cuối cùng thì xác định như sau:

bảo hiểm thất nghiệp là gì
Trường hợp gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp

*) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa được quy định như sau:

mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tối đa

 Tức là:

Mức hưởngSố tiền tối đa được hưởng               

 (Triệu đồng/tháng)

Mức hưởng đối với Nhà nước quy định5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 trđ/tháng
Mức hưởng đối với Doanh nghiệp quy định

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Khu vực IV

 

 

5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 trđ/tháng

5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 trđ/tháng

5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 trđ/tháng

5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 trđ/tháng

3.2 Thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo Khoản 2 Điều 50 Luật Việc Làm 2013 quy định:

– Đúng đủ 12 tháng đến 36 tháng: được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp

– Đủ thêm 12 tháng: hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 12 tháng

XEM THÊM:

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp năm mới nhất

Tìm hiểu chế độ bảo hiểm thất nghiệp cập nhật mới nhất

3.3 Thời điểm hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Theo Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định:

– Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch

– Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.

Ví dụ: Ông A được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng từ ngày 04/02/2020

+ Tháng hưởng thất nghiệp thứ nhất: 04/02/2020 đến 03/03/2020

+ Tháng hưởng thất nghiệp thứ hai: 04/03/2020 đến 03/04/2020

+ Tháng hưởng thất nghiệp thứ ba: 04/04/2020 đến 03/05/2020

4. Hình thức nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Có 2 cách:

Cách 1: Người lao động trực tiếp gửi đến Trung tâm giới thiệu việc làm nơi muốn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc

Cách 2: Ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ nếu người được hưởng thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền (bệnh viện cấp huyện trở lên)

+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thong hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền (bệnh viện cấp huyện trở lên)

+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, dịch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

5. Hồ sơ thủ tục bảo hiểm thất nghiệp hưởng trợ cấp thất nghiệp

(1) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

(2) Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động

(3) Sổ Bảo hiểm xã hội

(4) Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân và 2 ảnh 3×4

5.1 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

*) Hướng dẫn cách điền các thông tin khai báo trên Mẫu 03 như sau:

kế toán
Mẫu 03: Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các bạn có thể tải mẫu 03 (Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH): TẠI ĐÂY

5.2 Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây:

–  Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

– Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Ví dụ:

trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

5.3 Sổ bảo hiểm xã hội

Ví dụ mẫu:

thủ tục bảo hiểm thất nghiệp
Mẫu sổ bảo hiểm xã hội

5.4 Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân và 2 ảnh 3×4

Ví dụ mẫu:

kế toán
Chứng minh nhân dân người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

6. Nơi nộp hồ sơ thủ tục bảo hiểm thất nghiệp hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ trợ cấp thất nghiệp được nộp cho  trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp (không phụ thuộc vào địa chỉ nơi bạn đang ở hay nơi bạn đã làm việc)

7. Thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục bảo hiểm thất nghiệp hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 18 Nghị định 2/2015/NĐ-CP:

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìn được việc làm thì Trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL trình Giám Đốc sở lao động TBXH quyết định, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo Sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ

– Nếu NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

– Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

8. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

Theo Khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả tiền Trợ cấp thất nghiệp trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

THAM KHẢO: Hơn 60 Khoá học kế toán chuyên sâu đa lĩnh vực ngành nghề

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn chi tiết các bạn về Thủ tục và quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2020. Mọi thắc mắc về các khoá học kế toán Online các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể.

VUI LÒNG KHÔNG LIÊN HỆ HỎI ĐÁP VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁ LOẠI BẢO HIỂM – QUÝ BẠN XIN CẢM ƠN!

 

 

 

 

 

Có 2 bình luận

  1. Avatar of Hồng Cẩm
    Hồng Cẩm đã viết:

    Nlđ đã nhận bhxh 1 lần + hưởng BHTN và cơ quan BHXH đã thu sổ. Giờ báo tăng lao động theo số cũ thì hiện đỏ không tìm thấy mã số. Vậy có nghĩ là số cũ đã bị huỷ và phải tăng mới cấp số mới đúng k ạ?

    • Avatar of admin@ktvh.vn
      admin@ktvh.vn đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

      Trường hợp này mã số BHXH 1 người chỉ có 1 số. Bạn thử xin mã CMND của họ tra thử lại xem. Có thể bạn đang nhập số CCCD

      Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *