Thông tư 39 về hóa đơn hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn). Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Kiểm tra, thanh tra về hóa đơn.
Thông tư 39 bao gồm 6 Chương, 33 Điều và 5 Phụ lục. Hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014;
Đối tượng áp dụng
- Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
- Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
- Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
- Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
Các bạn tải Thông tư 39/2014/TT-BTC TẠI ĐÂY
Các thay đổi chính của Thông tư 39 ban hành so với Thông tư cũ (64/2013/TT-BTC)
- Hộ, cá nhân kinh doanh không được phát hành hóa đơn GTGT. Trường hợp hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì có thể sử dụng hóa đơn bán hàng do Cục thuế bán hoặc đặt in.
- Loại bỏ hình thức Hóa đơn xuất khẩu. Từ ngày 01/06/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì phải đăng ký cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014.
- Doanh nghiệp muốn tự in hóa đơn phải có số vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên (Quy định cũ là 01 tỷ đồng). Trường hợp doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/6/2014 có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng muốn tự in hóa đơn thì phải đáp ứng điều kiện: đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nếu không thuộc đối tượng chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in.
- Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế muốn tự in hóa đơn thì phải sử dụng phần mềm do cơ quan Thuế cung cấp, để cơ quan Thuế đảm bảo được toàn bộ dữ liệu của hóa đơn tự in.
- Bổ sung các thông tin được phép viết tắt trên hóa đơn.
- Cho phép hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo (Quy định cũ bắt buộc phải gạch chéo).
- Trách nhiệm báo cáo của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn : báo cáo theo Quý (Quy định cũ: 2 lần 1 năm).
- Bổ sung quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Trường hợp không sử dụng hóa đơn vẫn phải báo cáo hàng Quý. Riêng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
- Một số nội dung thay đổi khác.
Các bạn tải Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi TẠI ĐÂY
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính. Kế toán viên cập nhật nhanh chóng và kịp thời nội dung của TT 39 về hóa đơn. Vận dụng trong quá trình xử lý nghiệp vụ hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp.