Những nguyên tắc kế toán thuế tổng hợp căn bản cần biết

Các nguyên tắc kế toán tổng hợp là một những chuẩn mực để kế toán viên làm theo đúng với quy định của pháp luật. Kế toán tổng hợp cần phải thường xuyên trau dồi các kỹ năng công việc thực tế. Bài viết sau, kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc những nguyên tắc kế toán thuế tổng hợp căn bản cần biết trong quá trình làm việc.

nguyên tắc kế toán

Những nguyên tắc kế toán được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của tổ chức công tác quản lý kế toán.

Những nguyên tắc kế toán thuế tổng hợp căn bản

1. Cơ sở dồn tích

  • Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào sổ kế toán. Và báo cáo tài chính của kỳ kế toán liên quan tại thời điểm phát sinh. Không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền hoặc tương đương tiền.
  • Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phải phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

2. Nguyên tắc giá gốc

  • Trong công tác quản lý tài sản, kế toán thường quan tâm đến giá phí hơn là giá thị trường.
  • Giá phí thể hiện toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản và đưa tài tản về trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nó là cơ sở cho việc so sánh để xác định hiệu quả kinh doanh.
  • Nguyên tắc giá phí đòi hỏi tài sản phải được kế toán ghi nhận theo giá phí.
  • Giá phí của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác của pháp luật.
  • Giá phí của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả. Hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
Ví dụ
Công ty C mua máy tính – điều hòa trị giá 40.000.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%
Chi phí vận chuyển : 1.500.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
Chi phí lắp đặt: 1.000.000 đồng
Như vậy theo nguyên tắc giá gốc thì nguyên giá của máy điều hòa = 40.000.000 + 1.500.000 + 1.000.000 = 42.500.000 đồng

3. Hoạt động liên tục

  • Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần
  • Thực hiện nguyên tắc này thì toàn bộ TS của doanh nghiệp được sử dụng để kinh doanh chứ không phải để bán. Do đó kế toán phản ánh theo giá phí chứ không phản ánh theo giá thị trường.
  • Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
  • Khi đánh giá, nếu Giám đốc doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục. Thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.

4. Nhất quán

  • Để đảm bảo tính so sánh của thông tin số liệu kế toán giữa các thời kỳ trong việc đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán,
  • Các chính sách kế toán và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã lựa chọn phảI được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
  • Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến các thông tin kế toán.

5. Trọng yếu (nguyên tắc kế toán)

  • Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
  • Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện đinh lượng và định tính. Khi lập các báo cáo tài chính từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính.
  • Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng.
  • Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu.

6. Thận trọng

nguyên tắc kế toán

Để không làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp, công tác kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

  • Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập
  • Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
  • Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh té. Còn chi phí phảI được ghi nhận khi có bằng chứngvề khả năng phát sinh chi phí.
  • Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phảI trả và chi phí

7. Phù hợp

  • Doanh thu là kết quả của chi phí bỏ ra là nguồn bù đắp chi phí. Chi phí là cơ sở nguồn gốc tạo ra doanh thu. Do vậy việc ghi nhận doanh thu và chi phí phảI phù hợp với nhau.
  • Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phảI ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
  • Chi phí tương ứng với doanh thu gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước. Hoặc chi phí phảI trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Ví dụ

Khi doanh nghiệp đi thuê nhà làm văn phòng với thời gian là 12 tháng, theo thỏa thuận của hai bên doanh nghiệp phải chi trả tiền thuê của 12 tháng. Tuy nhiên, kế toán chỉ phản anh doanh thu của từng tháng và thực hiện phân bổ chi phí đó trong 12 tháng.

Kế toán Việt Hưng đã nêu lên những nguyên tắc kế toán cơ bản mà khi bạn làm kế toán cần phải biết. Hy vọng bài viết trên mang lại những kinh nghiệm cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *