Hướng dẫn tra cứu nợ thuế doanh nghiệp phải nộp cho hải quan

Để tìm hiểu xem mình hoặc đối tác có đang nợ thuế hay không DN có thể tra cứu nợ thuế trực tuyến trên trang web của ngành Hải quan: Điều này giúp DN biết trước ngày cưỡng chế thuế cũng như giảm thiểu thời gian, công sức, chi phí của các cán bộ ngành Hải quan.

tra cứu nợ thuế
Hải quan Việt Nam

HƯỚNG DẪN TRA CỨU NỢ THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP HẢI QUAN

1. Theo quy định pháp luật

Theo quy định của ngành Hải quan tại điểm 1.1, mục II phần K của Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính: “Cơ quan Hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đối tượng nộp thuế biết ít nhất là 3 ngày trước khi thực hiện cưỡng chế”.

Vậy là điều này đã tạo điều kiện cho DN biết ít nhất là 3 ngày trước khi bị Hải quan cưỡng chế không được làm thủ tục hải quan do còn nợ thuế.

Đồng thời đây cũng là hình thức đôn đốc, nhắc nhở Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trước khi Hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Chính vì thế doanh nghiệp nên lưu ý nếu có nhận được văn bản cần phải đọc cẩn thận, tránh trường hợp thất lạc dẫn đến bị phạt.

Nhưng việc thực hiện theo quy định trên có thể gây mất nhiều thời gian, chi phí và công sức cho Hải quan, đặc biệt là những đơn vị hải quan có hoạt động XNK với khối lượng lớn, số lượng DN làm thủ tục nhiều.

Cho nên với đề mục “Tra thông tin nợ thuế” và “Doanh nghiệp sắp bị cưỡng chế” tại website Hải Quan, Doanh nghiệp sẽ biết tình trạng nợ thuế của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.

2. Các bước thực hiện 

* Bước 1

Các bạn truy cập vào đường link sau: https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

* Bước 2

Điền đầy đủ thông tin về MST, chứng minh thư của giám đốc và nhập captcha.

* Bước 3

Chọn vào mục “Xem thông tin” để biết được chi tiết số nợ thuế hay lệ phí DN nợ Hải quan.

Khi truy nhập vào các đề mục này, bạn sẽ được yêu cầu nhập mã số của Doanh nghiệp hoặc số chứng minh thư nhân dân của giám đốc để cho website truy xuất những thông tin về thuế của Doanh nghiệp của bạn.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tính toán số ngày sắp tới sẽ bị cưỡng chế, chủ động theo dõi nợ thuế của mình để thực hiện nghĩa vụ về thuế đúng hạn, dựa trên những thông tin có được từ website.

Có thể thấy rằng việc thông báo tình trạng thuế thông qua website sẽ tiết kiệm rất nhiều về thời gian, chi phí cho Hải quan và bản thân doanh nghiệp.

Đây cũng chính là việc minh bạch hóa thông tin đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên chủ động thường xuyên vào website để kiểm tra tình hình nợ thuế để từ đó giảm thiểu rắc rối không đáng có.

tra cứu nợ thuế

Theo kết quả, bạn sẽ kiểm tra được số nợ trong hạn, nợ quá hạn, hay nợ cưỡng chế (nếu có) với những màu sắc khác biệt nhau để bạn có thể dễ dàng nhận biết.

Thông qua kết quả tra cứu, bạn nên giải quyết nhanh chóng các khoản nợ để tránh bị cưỡng chế, không khai tờ khai Hải quan hàng Nhập được. Trong trường hợp nợ thuế quá 90 ngày (kể từ ngày hết thời hạn ấn định thuế sau khi hàng hóa đã thông quan).

* Giải tỏa cưỡng chế khi nợ thuế quá hạn 90 ngày

Khi bị nợ quá hạn dẫn đến việc bị cưỡng chế, không thể khai tờ khai Hải quan sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp cần giải quyết ngay khi có nợ phát sinh, có thể chọn 1 trong 2 phương án sau:

=>Xử lý nợ

Thông qua bảo lãnh của tổ chức tín dụng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế, doanh nghiệp nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá 12 tháng.

Trong thời hạn nộp tiền nợ thuế, công ty phải chịu mức lãi suất 0,03 %/ngày và được tính trên số tiền chậm nộp.

* Doanh nghiệp cần tham khảo Điều 39 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và Điều 134 Thông tư 38/2015/TT-BTC để biết rõ hơn về hồ sơ cũng như thời gian giải quyết.

=>Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì làm hồ sơ cụ thể để cơ quan Hải quan xem xét và phê duyệt. Để có thể tạm dừng quyết định cưỡng chế của cơ quan Hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

-Văn bản gửi đến cơ quan Hải quan.

-Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

* Doanh nghiệp nên đọc thêm khoản 5 Điều 46 Nghị định 127/2013/NĐ-CP để có thể nắm rõ hơn về các quy trình, thủ tục liên quan.

Như vậy, để tránh tránh tình trạng nợ quá hạn, các doanh nghiệp cần thường xuyên tra cứu nợ thuế doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có một cách khác đó là bạn sử dụng một dịch vụ kế toán để bên công ty dịch vụ làm thay bạn. Một dịch vụ mà mình thấy chăm sóc khách hàng tốt là của công ty Kế toán Việt Hưng. Với mức giá dịch vụ phải chăng và mang lại chất lượng chăm sóc khách hàng hay làm kế toán thì lại rất tốt. Các bạn có thể tham khảo lựa chọn này nhé!

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận