Các bạn kế toán viên hẳn không còn xa lạ với khái niệm báo cáo tài chính. Vậy giữa báo cáo tài chính hợp nhất và bctc riêng lẻ có gì khác nhau? Kế toán Việt Hưng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT & BCTC RIÊNG LẺ
1. Báo cáo tài chính riêng lẻ là gì?
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất phản ánh tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Bao gồm: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…
Báo cáo tài chính hợp nhất?
Là BCTC của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định:
- Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con;
- Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con;
- Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.
XEM THÊM
Khóa học thực hành làm báo cáo tài chính
Khóa học lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Báo cáo tài chính hợp nhất là gì, sử dụng cho doanh nghiệp nào?
2. Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính hợp nhất và BCTC riêng lẻ
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo trên nằm ở một số chỉ số mà chỉ có ở báo cáo tài chính hợp nhất.
- Lợi thế thương mại ở phần tài sản
- Hay lợi ích của cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn.
Các chỉ số trên là kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con.
2.1. Bảng cân đối kế toán riêng lẻ
Tài sản | Số tiền | Nguồn vốn | Số tiền |
A. Tài sản ngắn hạn | A. Nợ phải trả | ||
B. Tài sản dài hạn
|
B. Vốn chủ sở hữu | ||
Tổng tài sản | Tổng nguồn vốn |
2.2. Bảng cân đối kế toán hợp nhất
Tài sản | Số tiền | Nguồn vốn | Số tiền |
A. Tài sản ngắn hạn | A. Nợ phải trả | ||
B. Tài sản dài hạn
V. Lợi thế thương mại |
B. Vốn chủ sở hữu | ||
C. Lợi ích của cổ đông thiểu số | |||
Tổng tài sản | Tổng nguồn vốn |
- Nếu tất cả các công ty con đều được hợp nhất. Thì chỉ tiêu “đầu tư vào công ty con” không còn số tiền trên BCTC hợp nhất.
- Nếu các công ty con được hợp nhất mà ở đó công ty mẹ nắm giữ < 100% vốn. Thì trên BCTC hợp nhất chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán. Và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số” trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có một số tiền nhất định.
- Nếu giá phí hợp nhất lớn hơn so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả được xác định tại ngày mua. Thì chỉ tiêu ‘lợi thế thương mại” trên bảng cân đối kế toán hợp nhất có một số tiền nhất định.
2.3. Sự khác biệt về con số vốn chủ sở hữu
- Trong khi chủ sở hữu (cổ đông của công ty mẹ) không bỏ thêm vốn, cũng không hề rút bớt vốn. Do khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc,
- BCTC hợp nhất, nó được lập theo phần vốn mà cổ đông của công ty mẹ hiện sở hữu ở công ty con tại ngày hợp nhất (Phương pháp vốn chủ sở hữu).
2.4. Trên bảng cân đối kế toán
- BCTC riêng không thấy có chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”
- Trong khi trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất xuất hiện chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”.
Lợi thế thương mại là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được. Và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định.
Với tất cả những điểm khác biệt giữa BCTC riêng lẻ và BCTC hợp nhất mà kế toán Việt Hưng chỉ ra. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn kế toán viên, sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.