Bạn làm kế toán hẳn là bạn phải làm nghiệp vụ tính tiền lương cho cán bộ nhân viên. Vậy, lập bảng lương như nào? Hạch toán tiền lương trong chi phí doanh nghiệp như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn với những câu hỏi trên, hãy xem ngay bài viết dưới đây của Kế toán Việt Hưng nhé.
XEM THÊM
Khoá học thực hành kế toán tiền lương
Chia sẻ kinh nghiệm kế toán tiền lương – Kế toán Việt Hưng
Công việc của kế toán tiền lương bao gồm những gì?
1. Một số lưu ý khi lập bảng lương
Những căn cứ để tính lương.
- Hợp đồng lao động.
- Bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận sản phẩm, phiếu xác nhận công việc hoàn thành. (nếu tính lương theo sản phẩm, lương khoán).
- Quy chế lương thưởng của DN……..
- Mức lương tối thiểu vùng: Là mức tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho NLĐ.
- Tỷ lệ trích các khoản theo lương: để xác định số tiền đóng các khoản bảo hiểm.
- Mức lương đóng các khoản bảo hiểm.
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bao gồm những gì?
- Mức lương: là mức lương trong thang lương.
- Phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.
2. Hướng dẫn cách lập bảng lương
Lập bảng lương nhân viên phải gồm đầy đủ mọi thông tin.
- Tiêu đề – bảng lương nhân viên
- Tháng lương
- Cột tên nhân viên – mã nhân viên: Các bạn điền số thứ tự và tên nhân viên (theo danh sách bảng chấm công).
- Cột chức vụ: Các bạn điền chức vụ của từng nhân viên
- Cột lương cơ bản: Là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận và trả lương.
- Các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm: trợ cấp ăn uống, xăng xe, điện thoại,….
- Phụ cấp trách nhiệm: đây là khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm.
- Cột tổng thu nhập:
- Cột ngày công: Các bạn căn cứ vào bảng chấm công để đưa số liệu lên đây, trường hợp trong tháng có các ngày nghỉ lễ tết thì thực hiện theo quy định.
- Cột tổng lương thực tế:
- Cột lương đóng BHXH: Gồm lương cơ bản và phụ cấp trách nhiệm
- Cột khoản trích trừ lương người lao động: Lương đóng BHXH x Tỷ lệ trích theo lương
- Cột giảm trừ hoàn cảnh, giảm trừ khác: 4 cột liền kề
- Cột thu nhập chịu thuế: Tổng lương thực tế – Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN.
- Cột thu nhập tính thuế TNCN: “Thu nhập chịu thuế TNCN” – Các khoản giảm trừ
- Cột thuế TNCN:
- Cột tạm ứng lương: Là số tiền lương người lao động đã ứng trước trong tháng (Các bạn căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi tạm ứng để kiểm tra lại).
- Cột lương thực lĩnh: “Tổng lương thực tế” – “Các khoản trích trừ vào lương ” – “Thuế TNCN” – Cột 24 “Tạm ứng”
Như vậy, số tiền ở cột tiền lương thực lĩnh chính là tiền mà doanh nghiệp phải trả người lao động. Sau khi làm bảng lương phải có ký nhận của thủ trưởng đơn vị.
3. Hướng dẫn hạch toán tiền lương năm 2019
3.1. Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả:
- Các phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và DN mình sử dụng chế độ kế toán 200 hay 133 để hạch toán cho chính xác nhé.
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT 133)
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT 200)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231) (Theo TT 200)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271) (Theo TT 200)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411) (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo TT 133)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) (Theo TT 200)
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 133)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
3.2. Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương:
Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí của DN:
Các bạn phải chi tiết theo từng bộ phận
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%
Có TK 3383 (BHXH) : Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
Có TK 3384 (BHYT) : Tiền lương tham gia BHXH x 3%
Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Có TK 3382 ( KPCĐ) : Tiền lương tham gia BHXH x 2%
Chú ý: BHTN
- Nếu theo Thông tư 200 là: 3386
- Nếu theo Thông tư 133 là: 3385
Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
Có TK 3383 : Tiền lương tham gia BHXH x 8%
Có TK 3384 : Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
Có TK 3386 (hoặc 3385) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Khi nộp tiền bảo hiểm:
Nợ TK 3383 : Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)
Nợ TK 3384 : Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)
Nợ TK 3386 (hoặc 3385) : Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Nợ TK 3382 : Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Có TK 1111, 1121 : Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%)
Cụ thể:
- Nộp cho bên Cơ quan BH là 32%
- Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2%
3.4. Tính thuế TNCN phải nộp ( nếu có)
Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335 : Thuế TNCN
Khi nộp tiền thuế TNCN:
Nợ TK 3335 : số Thuế TNCN phải nộp
Có TK 1111, 1121
3.5. Khi trả lương (hoặc nhân viên ứng trước tiền lương:
- Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 111, 112 : Số tiền trả
Lưu ý: Các bạn phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương để hạch toán khi trả lương nhé.
3.6. Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá:
Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).
3.7. Khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng:
Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.
Có các TK 111, 112,. . .
3.8. Khi tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho nhân viên:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).
Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho DN:
Nợ TK 111, 112:
Có TK 3383
Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn …):
Nợ TK: 334
Có TK 111, 112
Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ chi tiết cho bạn đọc cách lập bảng lương và hướng dẫn hạch toán tiền lương năm 2019. Hy vọng bài viết trên giúp bạn dễ dàng xử lý nghiệp vụ và thành thạo trong công việc của mình. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!