XỬ LÝ, HẠCH TOÁN VÀ KÊ KHAI THUẾ HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI VỚI BÊN BÁN HÀNG HÓA MỚI NHẤT NĂM 2019
Trong quá trình bán hàng hóa thì việc khách hàng trả lại hàng hóa do kém chất lượng cũng rất hay xảy ra. Vậy gặp phải trường hợp này thì người bán hàng phải xử lý thế nào? Hach toán nghiệp vụ này ra sao? Kê khai thuế đối với hàng bán bị trả lại thế nào?Sau đây Ketoanviethung cùng các bạn tìm hiểu cụ thể vấn đề này
XEM THÊM
Khóa học thực hành kê khai báo cáo thuế
Khóa học thực hành kế toán thuế thực tế tại Kế Toán Việt Hưng
Thế nào là hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại là hàng hóa được xác định đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: hàng kém chất lượng, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách, vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế…..
Xử lý hàng hóa bị trả lại đối với bên bán hàng hóa
2.1. Căn cứ pháp lý
Theo quy định tại điểm 2.8, khoản 2, phụ lục 4, thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
“Tổ chức cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày tháng của hóa đơn, lý do trả lại hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập”
2.2. Kết luận
*) Đối với trường hợp người mua là cá nhân không phát hành được hóa đơn
Theo Công văn 84228 CT-HTr ngày 29/12/2015
– Đối với trường hợp người mua trả lại toàn bộ hàng hóa
+ Lập biên bản thu hồi hóa đơn (nội dung: ghi rõ hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số , ký hiệu, ngày tháng của hóa đơn), lý do trả lại hàng
+ Bên bán thu hồi lại hóa đơn đã lập và lưu tại đơn vị
– Đối với trường hợp người mua trả lại một phần hàng hóa
+ Lập biên bản thu hồi hóa đơn (nội dung: ghi rõ hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số , ký hiệu, ngày tháng của hóa đơn), lý do trả lại hàng
+ Bên bán nhận lại số hàng bị trả lại
+ Bên bán lập hóa đơn mới cho hàng hóa thực tế bên mua chấp nhận theo quy định
*) Đối với trường hợp người mua là công ty kê khai thuế GTGT theo PP khấu trừ
– Khi bán hàng: Người bán đã xuất hóa đơn GTGT cho người mua
– Khi người mua trả lại hàng: thì người mua phải xuất lại hóa đơn GTGT cho người bán tương ứng với số lượng hàng trả lại, trên hóa đơn ghi rõ lý do trả lại hàng
Hạch toán nghiệp vụ hàng bán bị trả lại đối với bên bán hàng
– Khi bán hàng cho người mua, bên bán xuất hóa đơn GTGT đầu ra.
*) Bút toán 1: Ghi nhận doanh thu hàng bán
Nợ TK 131: Nếu người mua chưa trả tiền (Vào sổ theo dõi công nợ phải thu theo khách hàng)
Nợ TK 111: Nếu người mua trả tiền mặt ( Vào sổ quỹ tiền mặt)
Nợ TK 112: Nếu người mua trả bằng chuyển khoản(Vào sổ tiền gửi ngân hàng)
Có TK 511: Tăng doanh thu bán hàng (Vào sổ chi tiết doanh thu hàng bán)
Có TK 3331: Tăng thuế GTGT đầu ra phải nộp (kê khai vào phụ lục 01-1: Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế 5% hoặc 10% tùy theo từng mặt hàng)
*) Bút toán 2: Ghi nhận giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156: thành phẩm hoặc hàng hóa
– Khi người mua trả lại hàng. Bên mua sẽ phát hành hóa đơn cho bên bán theo số lương, đơn giá, tiề hàng, tiền thuế tương ứng
*) Bút toán 1: Hạch toán giảm trừ doanh thu hàng bán
Căn cứ vào hóa đơn GTGT bên mua xuất lại cho bên bán bên bán hàng sẽ hạch toán
Nợ TK 521.2: Hàng bán bị trả lại (theo Thông tư 200)
Nợ TK 511: Giảm trực tiếp doanh thu bán hàng hóa (nếu theo TT 133)
Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng với phần giá trị hàng hóa bị trả lại
Có TK 111, 112, 131.
*) Bút toán 2: Hạch toán giảm giá vốn hàng bán, tăng lượng hàng trong kho
Nợ TK 155, 156: Tăng lượng hàng nhập kho
Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán
Hướng dẫn cách kê khai hàng bán bị trả lại đối với bên bán hàng
*) Căn cứ pháp lý
Theo công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 hướng dẫn
Bước 1: Đối với bên bán thực hiện kê khai giảm trên phụ lục 01-2_GTGT “Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra” tại tháng phát sinh hóa đơn trả lại hàng
Đánh dấu âm đằng trước số tiền doanh thu chưa có thuế GTGT và thuế GTGT tương ứng với mặt hàng chịu thuế suất 5% hoặc 10%
Ví dụ:
Bước 2: Khi kê khai vào tờ khai thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT) của tháng phát sinh hóa đơn trả lại hàng, phần doanh thu và thuế đầu ra tương ứng sẽ được thể hiện trên chỉ tiêu
+ Chỉ tiêu: [30], [31]: Nếu HH, DV bán ra chịu thuế suất 5%
+ Chỉ tiêu: [32], [33]: Nếu HH, DV bán ra chịu thuế suất 10%
Trở lại ví dụ trên
Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.
Chào kế toán Việt Hưng: Trước mình chưa đọc bài viết của việt hưng nên lại làm ngược lại so bài viết này là: Mình không ghi âm bến bán ra như bài viết. mà ghi dương sang bên mua vào. Như vậy có cách nào chỉnh sửa lại tờ khai không a? Em mong câu trả lời sớm từ việt hưng .
Chào bạn: Kế toán Việt Hưng trả lời bạn như sau: Như bạn nói thì bạn đang làm sai nguyên tắc của việc kê khai hàng bán bị trả lại rồi . bạn cần vào tờ khai, chọn tờ khai quý bị kê khai sai đó và điều chỉnh lại đúng như nội dung bài viết nhé.
nếu bạn chưa hiểu bạn có thể liên hệ trung tâm để được giải đáp hoặc để lại thông tin bạn nhé
Chào kế toán Việt Hưng : Bên e hiện tại trong quý 3 có hàng bán bị trả lại .Em đã nhập vào phần hàng bán bị trả lại .Khi e vào kiểm tra phần kê khai thuế trên misa ở phần bảng kê bán hàng đã thể hiện hàng bán bị trả lại và bên bảng kê mua vào cũng ghi tăng phần hàng bị trả lại này.Vậy anh chị cho e hỏi e nên khê khai lên thuế như thế nào cho đúng ạ.Em cảm ơn