Kế toán tài sản cố định trong đơn vị đi thuê tài chính là nghiệp vụ gặp rất nhiều trong doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vậy kế toán TSCĐ thuê tài chính như thế nào cho đúng? Cùng trung tâm Kế Toán Việt Hưng hướng dẫn các phương pháp kế toán TSCĐ cho thuê tài chính trong doanh nghiệp qua bài viết sau đây.
1. Tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản 212 – TSCĐ thuê tài chính
– Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp là bên đi thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính (là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp).
– Kết cấu:
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Tài khoản 212 – TSCĐ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2
– TK 2121 – TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tài chính của doanh nghiệp;
– TK 2122 – TSCĐ vô hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tài chính của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê TSCĐ
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
(1). Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112,…
(2). Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước)
Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có các TK 111, 112,…
(3). Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính(3412)(giá trị hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112,… (số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).
(4). Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả kỳ này)
Có các TK 111, 112,…
(5). Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:
– Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)
Có TK 338 – (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính)
Nợ các TK 627, 641, 642 (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)
Có TK 338 – (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).
(6). Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.
Có các TK 111, 112,…
(7). Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính.
(8). Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (GT còn lại TSCĐ thuê tài chính)
Có các TK 111, 112,… (số tiền phải trả thêm).
Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.
Cô cho e hỏi chút về khai thuế cho thuê tài sản. Hợp đồng từ 15/5/2022 đến 14/5/2024 8 triệu/ tháng Ko bao gồm thuế thuê nhà trên hệ thống e khai và nộp thuế theo năm 15/5/2022 đến 14/5/2023 nhưng trên hệ thống chỉ lên số tiền thuế của năm 2022 tức là từ 15/5/2022-31/12/2022 thôi ạ. E chưa khai bao giờ nên cô chỉ giúp e ạ?
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Cá nhân khai thuế 01 lần theo năm dương lịch từ 1/1/2021-31/12/2021 sẽ nộp tờ khai 1 năm 1 lần. Chậm nhất là ngày cuối cùng trong tháng đầu tiên của năm dương lịch tiếp theo bạn nhé. Nên TH này bạn khai từ 15/5/2022-31/12/2022, từ 1/1/2023 là thuế của năm sau
Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223