Kế toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương năm 2019

Kế toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương tại doanh nghiệp

1. Khái niệm

Thuế TNCN là loại thuế trực thu, đánh vào một số khoản thu nhập thực nhận của các cá nhân theo từng lần, từng tháng hoặc từng năm. Thuế TNCN nhằm thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và phát triển nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Kế toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương năm 2018

2. Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân

– Xác định số thuế TNCN phải nộp (đối với người lao động trong công ty)

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 3335: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

– Đối với lao động thuê ngoài

+ Khi trả thu nhập ghi nhận

Nợ TK 641, 642: Tổng số tiền trả

Có TK 111, 112: Tổng số tiền trả

+ Khi DN trích lại số thuế TNCN để nộp vào NSNN

Nợ TK 111: tiền mặt

Có TK 333.5: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+  Khi nộp thuế TNCN vào NSNN

Nợ TK 333.5: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 111, 112: số tiền đã thu của NLĐ để nộp cho NN

3. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

– Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập

– Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập

– Người nước ngoài làm việc và có thu nhập tại Việt Nam

4. Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân

– Theo điểm b, khoản 2, Điều 8, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: “Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế”.

Ví dụ 1: Công ty TNHH Minh Ánh trả lương tháng 02/2019 cho Bà Nguyễn Thị Hồng vào ngày 15/03/2019. Như vậy thời điểm tính thuế TNCN đối với bà Hồng là tháng 03/2019.

– Thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng hoặc từng lần phát sinh

– Kê khai thuế TNCN theo tháng hoặc theo quý

– Quyết toán thuế TNCN theo năm

– Phương pháp tính thuế TNCN:

+ Theo biểu lũy tiến từng phần, toàn phần

+ Khấu trừ tại nguồn với mức 10%, 20%

5. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân với các trường hợp cụ thể

5.1. Đối với cá nhân không cư trú

Thuế TNCN=Thu nhập chịu thuếx20%

5.2. Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng có thu nhập từng lần chi trả dưới 2.000.000 đồng

Trường hợp này không phải chịu thuế TNCN

5.3. Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng có thu nhập từng lần chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên

Thuế TNCN=Thu nhập chịu thuếx10%

Chú ý: Theo thông tư 92/2015/TT-BTC không khấu trừ thuế TNCN của người lao động trong trường hợp này nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Làm bản cam kết mẫu 02/CK-TNCN: cam kết sau khi trừ các khoản giảm trừ chưa tới mức phải nộp thuế TNCN

+ Có Mã số thuế TNCN tại thời điểm làm cam kết

+ Chỉ có thu nhập tại một nơi làm việc duy nhất

+ Kết thúc năm tính thuế, đối với các cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập vào mẫu 05-1BK-QTT-TNCN

Ví dụ 2: Anh Nguyễn Văn Hòa ký hợp đồng thử việc 2 tháng với Công ty CP may An Thái. Tiền Lương chi trả theo hợp đồng thử việc như sau:

– Lương chính: 3.500.000 đồng

– Phụ cấp ăn trưa: 300.000 đồng

– Phụ cấp đi lại: 100.000 đồng

Thuế thu nhập cá nhân Hòa phải nộp:

(3.500.000 + 300.000 + 100.000) x 10% = 390.000 đồng

5.4. Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng la động từ 3 tháng trở lên

Theo Điểm b, khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Thuế TNCN = [( Tổng thu nhập – các khoản miễn thuế) – các khoản giảm trừ gia cảnh] x Thuế suất

Trong đó:

5.4.1. Các khoản được miễn thuế TNCN

+ Tiền ăn ca, ăn trưa <= 730.000 đồng/người/tháng. Nếu doanh nghiệp tổ chức nấu ăn thì được miễn toàn bộ

+ Phụ cấp điện thoại, công tác phí: nếu mức phụ cấp này được ghi cụ thể trong quy chế tài chính của công ty thì được miễn thuế TNCN. Nếu chi cao hơn mức khoán này thì phần vượt tính vào thuế TNCN

+ Phụ cấp trang phục: Bằng hiện vật được miễn thuế toàn bộ. Còn bằng tiền thì tối đa là 5 triệu đồng/người/năm

+ Phụ cấp xăng xe: nếu là tiền công tác phí thì được miễn thuế, còn là tiền chi hàng tháng  trên bảng lương thì không được miễn thuế

5.4.2. Các khoản giảm trừ gia cảnh:

+ Giảm trừ cho bản thân: 9.000.000 đồng/tháng

+ Người phụ thuộc: 3.600.000 đồng/người/tháng

+ BHXH bắt buộc

+ Đóng góp từ thiện, nhân đạo

5.4.3. Bảng thuế suất
BậcTN tính thuế/thángThuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 triệu đồng5%0 trđ + 5% TNTT5%TNTT
2Trên 5 triệu đến 10 triệu10%0.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10%TNTT-0.25 trđ
3Trên 10 triệu đến 18 triệu15%0.75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15%TNTT-0.75 trđ
4Trên 18 triệu đến 32 triệu20%1.95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20%TNTT-1.65 trđ
5Trên 32 triệu đến 52 triệu25%4.75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25%TNTT-3.25 trđ
6Trên 52 triệu đến 80 triệu30%9.75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30%TNTT-5.85 trđ
7Trên 80 triệu35%18.15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ %TNTT-9.85 trđ

Ví dụ: Bà Nguyễn Ánh Ngọc là kế toán trưởng tại Công ty TNHH Hùng Lâm. Tháng 02/2019 bà nhận được lương như sau

– Lương theo ngày công làm việc thực tế: 15.000.000 đồng

– Phụ cấp điện thoại: 500.000 đồng

– Phụ cấp chức vụ: 1.000.000 đồng

– Tiền thưởng tháng: 500.000 đồng

– Tiền sinh nhật: 500.000 đồng

– Phụ cấp ăn trưa: 800.000 đồng

– BHXH đóng: 1.900.000 đồng

– Bà có 1 con gái đang là sinh viên đại học đã có mã số thuế người phụ thuộc

– Tổng thu nhập = 15.000.000 + 500.000 + 1.000.000 + 500.000 + 500.000 + 800.000 = 18.300.000 đồng/tháng

– Thu nhập miễn thuế: 730.000 đồng

– Các khoản giảm trừ = 9.000.000 + 1.900.000 + 3.600.000 = 14.500.000 đồng

Thu nhập tính thuế TNCN = 18.300.000 – 730.000 – 14.500.000 = 3.070.000 đồng

Như vậy thuộc bậc 1 → Số thuế TNCN phải nộp của bà Ngọc trong tháng 02/2019 là: 5% x 3.070.000 = 153.500 đồng

Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với các bạn về kế toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương năm 2019. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp. Các bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết. Để nhận được giải đáp nhanh nhất.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận