Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế mới nhất
Nếu trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi hoặc khoản thu từ khoản vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán sẽ xử lý khoản tiền phạt này như thế nào?. Khoản vi phạm này có được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không?. Và có phải xuất hóa đơn hay không?. Bài viết dưới đây Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn làm rõ vấn đề này.
1. Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Căn cứ tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính ( có hiệu lực từ ngày 06/8/2015 được áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2015 trở đi) sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì những khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
– Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh
– Vi phạm chế độ kế toán thống kê
– Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy: Theo quy định trên thì khoản vi phạm hợp đồng kinh tế không nằm trong những khoản chi phí không được trừ nên khoản vi phạm hợp đồng kinh tế sẽ được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
- Nếu chi bằng tiền thì phải lập phiếu chi, phiếu thu
- Nếu bồi thường bằng hàng hóa thì lập hóa đơn và kê khai thuế như bình thường.
2. Mức phạt vi phạm hợp đồng
Loại hợp đồng | Mức phạt | Chi tiết |
Hợp đồng dân sự | Do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa) | Theo điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm theo Bộ luật Dân sự 2005 thì : -Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. -Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận. -Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. -Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. |
Hợp đồng Thương mại | Không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. | Theo điều 301 thì Mức phạt vi phạm – Luật Thương mại 2005: -Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này. -Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý |
Hợp đồng Xây dựng | Không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm | Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng – Luật Xây dựng 2014 thì : -Mức thưởng, ,mức phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. -Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Bên cạnh đó, ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác. |
3. Cách hạch toán tiền vi phạm hợp đồng.
Theo Khoản 1, Điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
“Điều 93. Tài khoản 711 – Thu nhập khác
……………………..
– Đối với bên bán:
Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.
– Đối với bên mua:
+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.
+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh, ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được. Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.”
3.1. Bên được nhận bồi thường hạch toán:
– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi:
Nợ các TK liên quan | |
Có TK: 151,153, 154, 156, 241, 211… |
– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi:
Nợ các TK liên quan | |
Có TK: 711 – thu nhập khác. |
-Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh…), ghi:
Nợ các TK 111, 112,… | |
Có TK: 711 – thu nhập khác. |
– Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có) | |
Có TK: 111,112,152………….. |
3.2. Bên chi bồi thường hạch toán:
– Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác | |
Có TK: 111,112 Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339) Có TK338 – Phải trả, phải nộp khác. |
4. Chứng từ xử lý khi vi phạm hợp đồng kinh tế.
Cơ sở để hạch toán khoản vi phạm hợp đồng kinh tế vào chi phí hợp lý bao gồm những chứng từ:
- Hợp đồng kinh tế.
- Biên bản ghi nhận thanh lý, trong đó nêu rõ vi phạm và chịu phạt theo cam kết.
- Chứng từ trả tiền qua NH hoặc phiếu chi tiền bên vi phạm và phiếu thu tiền bên phạt vi phạm có chữ ký của cả 2 bên.
- Nếu trả bằng tiền mặt cần có phiếu thu của DN( số tiền đó đẩy vào quỹ của DN).
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh chuyên nghiệp nhất
Trên đây Kế toán Việt Hưng vừa hướng dẫn các bạn chi tiết cách xử lý khi vi phạm hợp đồng kinh tế. Các bạn muốn tham gia khóa học thực tế chuyên sâu hãy truy cập https://lamketoan.vn/danh-sach-khoa-hoc-ke-toan để lựa chọn khóa học phù hợp nhất.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/2″][vc_custom_heading text=”KHUYẾN MẠI” font_container=”tag:div|font_size:30|text_align:left|color:%2317376e” use_theme_fonts=”yes” css_animation=”fadeInLeft”][vc_column_text]🎀 Đóng 2 khóa: Giảm 10%🎀 Học viên cũ: Giảm 10%
🎀 Đóng 3 khóa trở lên: Giảm 15%
🎀 Nhóm 2 người trở lên: Giảm 20%
🎀 Nhóm 5 người trở lên: Giảm 30%
➡ Chương trình khuyến mại khác[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/2″][vc_custom_heading text=”THÔNG TIN THÊM” font_container=”tag:div|font_size:30|text_align:left|color:%2317376e” use_theme_fonts=”yes” css_animation=”fadeInRight”][vc_column_text]💻 Phần mềm học: Misa, Fast, HTKK …
📚 Giáo trình kế toán online
⏯ Học thử với Video dạy thực tế
👫 Cách học kế toán online
💁 Hỗ trợ tìm việc làm
❓ Hỗ trợ nghiệp vụ miễn phí trọn đời[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/3″][vc_cta h2=”” add_icon=”left” i_icon_fontawesome=”fa fa-phone” i_color=”juicy_pink”]
098.868.0223
091.292.9959 – 098.292.9939
- Tiết kiệm thời gian, có thể học bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, không cần phải tới trường.
- Chủ động thời gian học, cân bằng công việc và gia đình.
- Khai giảng khóa học ngay khi đăng ký.
- Học với 1 giảng viên – 1 học viên
- Giáo trình giảng dạy được biên soạn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kế toán
- Kho video trợ giảng khổng lồ và duy nhất ,kết hợp với thư viện tài liệu miễn phí và đa dạng chỉ có tại Lamketoan.vn.
- Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên 24/7.
- Đội ngũ chăm sóc học viên ngay cả khi kết thúc khóa học.
- Hệ thống chấm điểm tự động các bài kiểm tra.
Mình đã tham gia khoá học kế toán Công ty xây dựng do chị cao Lam dạy. Phải nói rằng khoá học rất bổ ích. Sau khoá học mình làm(…)
Mình vừa học xong khóa kế toán ngân sách xã với cô Hoa, mình cảm thấy cách cô giáo truyền đạt rất dễ hiểu, dễ nắm bắt. Về kiến thức cô cũng có những(…)
GV.Nguyễn Thị Thu Hương hiện đang tham gia giảng dạy tại Kế Toán Việt Hưng
Giáo viên Thu Phương hiện đang tham gia giảng dạy tại trung tâm Kế Toán Việt Hưng