Cho vay hỗ trợ tạo việc làm | Mức tiền cho vay hỗ trợ tạo việc làm dành cho đối tượng người lao động mới nhất là bao nhiêu? Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 11 năm 2019. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây
1. Thay đổi về cơ cấu quản lý Quỹ quốc gia về việc làm
Sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
2. Mức vay tối đa 100 triệu cho người lao động và 2 tỷ đồng cho dự án
Sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.”
3. Tăng gấp đôi thời hạn vay vốn lên 120 tháng (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
Sửa đổi, bổ sung Điều 25 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.”
4. Bổ sung mức lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.”
5. Phải có tài sản bảo đảm tiền vay trên 100 triệu
Sửa đổi, bổ sung Điều 27 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
“Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.” (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
6. Bổ sung phụ lục 4 mẫu giấy đề nghị vay vốn và bãi bỏ Khoản 3
Sửa đổi, bổ sung Điều 28 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ)
TẢI VỀ | CÁC MẪU GIẤY |
Mẫu số 1a | Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Cho vay trực tiếp người lao động) |
Mẫu số 1b | Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Cho vay người lao động thông qua hộ gia đình) |
Mẫu số 2 | Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm |
Mẫu số 3a | Giấy đề nghị vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Cho vay trực tiếp người lao động) |
Mẫu số 3b | Giấy đề nghị vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Cho vay người lao động thông qua hộ gia đình) |
Mẫu số 4 | Giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng |
a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp; thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có) theo Mẫu số 1a và Mẫu số 1b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
– Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.”
Bãi Bỏ khoản 3 Điều 28: “Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều này”
8. Thay đổi bổ sung về thu hồi và sử dụng vốn vay
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 30 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
“3. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ giữa các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình. Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ tại địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
5. Cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ giữa các cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình. Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình.”
9. Thay đổi bổ sung về sử dụng lãi vốn vay (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 31 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và hạch toán tiền lãi thu được vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tiền lãi vốn vay được sử dụng như sau:
a) Trích lập Quỹ dự phòng và các khoản chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Trích 0,3% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ để hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Trích 15% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương để chi cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Trích 10% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương, tổ chức thực hiện chương trình để bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức thực hiện chương trình quản lý.”
10. Bãi bỏ Điều 33 về xây dựng, phê duyệt kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm
Thay thế Điều 33 về huy động nguồn vốn để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
1. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
11. Bổ sung thủ tục lập hồ sơ vay vốn (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 40 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP thành khoản 2 Điều 39 như sau:
a) Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp; thuộc hộ cận nghèo theo Mẫu số 3a và Mẫu số 3b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với người lao động là thân nhân người có công với cách mạng:
– Giấy đề nghị vay vốn theo quy định tại điểm a khoản này;
– Bản sao giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định này.”
12. Bổ sung về huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Sửa đổi, bổ sung Điều 46 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP như sau:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
12. Thay đổi thứ tự sắp xếp các Điều luật (cho vay hỗ trợ tạo việc làm)
– Sửa đổi thứ tự Điều 35 và Điều 36 thành Điều 34 và Điều 35.
– Sửa đổi thứ tự các Điều 38, 39 và 40 thành các Điều 37, 38 và 39.
– Sửa đổi thứ tự các Điều 41, 42, 43 và 44 thành các Điều 40, 41, 42 và 43.
– Sửa đổi số thứ tự Điều 47 thành Điều 45.
THAM KHẢO:
Trên đây là tin mừng cho những người lao động khởi nghiệp thành công – mọi việc hanh thông nhờ Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ theo đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tham gia ngay Khoá học kế toán Online 1 kèm 1 dành riêng cho những nhà lãnh đạo tương lai cần biết về kế toán!