03 phương pháp báo cáo tài chính hợp nhất được sử dụng

Phương pháp báo cáo tài chính hợp nhấtỞ những bài viết trước, Kế toán Việt Hưng đã cùng các bạn tìm hiểu về báo cáo tài chính hợp nhất. Qua đó, chúng ta cũng đã tìm hiểu thế nào là Báo cáo tài chính hợp nhất? Những điều mà kế toán cần lưu ý. Các bước lập báo cáo tài chính hợp nhất. Tiếp theo hãy cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu thêm về các phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất nhé.

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

1. Thuật ngữ trong chuẩn mực kế toán số 25

– Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

– Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).

– Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con.

– Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con.

phương pháp báo cáo tài chính hợp nhất
Các loại chuẩn mực kế toán liên quan phương pháp báo cáo tài chính hợp nhất

– Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán số 25.

– Lợi ích của cổ đông thiểu số: Là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con.

2. Cách trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Theo chuẩn mực kế toán số 25:

28. Ngoài những thông tin quy định trình bày tại đoạn 05 và đoạn 18, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:

– Danh sách các công ty con quan trọng, bao gồm: Tên công ty, nước nơi các công ty con thành lập hoặc đặt trụ sở thường trú, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ. Nếu tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty mẹ khác với tỷ lệ lợi ích thì phải trình bày cả tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ

– Trường hợp cần thiết, báo cáo tài chính hợp nhất còn phải trình bày

– Lý do không hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con

– Bản chất mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết nhưng không sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua các công ty con khác;

– Tên của doanh nghiệp mà công ty mẹ vừa nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết vừa sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác nhưng không có quyền kiểm soát, nên doanh nghiệp đó không phải là công ty con; và ảnh hưởng của việc mua và bán các công ty con đến tình hình tài chính tại ngày lập báo cáo, kết quả của kỳ báo cáo và ảnh hưởng tới các số liệu tương ứng của kỳ trước.

– Trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ phải trình bày phương pháp kế toán áp dụng đối với các công ty con

3. 5 Bút toán điều chỉnh hợp nhất

– Điều chỉnh chệnh lệch giữa giá trị hợp lý & giá trị ghi sổ trong tài sản thuần công ty con

– Loại trừ giá trị ghi sổ đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con

phương pháp báo cáo tài chính hợp nhất 3
Giao dịch hợp nhất kinh doanh

– Ghi nhận & Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có)

– Loại trừ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn

– Xác định giá trị NCI cuối kỳ

4. 3 phương pháp báo cáo tài chính hợp nhất thông thường

Để lập báo cáo tài chính hợp nhất thông thường sử dụng 3 phương pháp lập căn bản như sau:

PHƯƠNG PHÁP 1: Hợp nhất báo cáo tài chính toàn bộ

Phương pháp hợp nhất toàn bộ: Phương pháp này dành riêng cho các doanh nghiệp kiểm soát độc quyền. Tính chất của phương pháp này là cộng dồn toàn bộ các khoản mục của công ty con vào công ty mẹ. Và sau đó loại trừ Vốn chủ sở hữu và kết quả của lợi ích cổ đông thiểu số. Như vậy, với phương pháp này thì toàn bộ tài sản, nguồn vốn của công ty mẹ và công ty con thể hiện rõ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Từ đây, toàn bộ tài sản, Vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số sẽ được thể hiện trên BCTC. 

PHƯƠNG PHÁP 2: Hợp nhất báo cáo tài chính theo tỷ lệ

Phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ là phương pháp được sử dụng trong các doanh nghiệp đồng kiểm soát. Phương pháp này thay thế giá trị ghi sổ các khoản đầu tư của công ty hợp nhất bằng phần sở hữu của công ty mẹ. 

Đặc điểm của phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ này là không yêu cầu thể hiện lợi ích cổ đông thiểu số. Vì vậy giai đoạn này đơn thuần chỉ là bước chuẩn bị để lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Loại trừ các khoản đầu tư có nghĩa là việc loại trừ khỏi tài sản của công ty hợp nhất 1 giá trị tương ứng với giản 1 khoản Dự trữ. 

PHƯƠNG PHÁP 3: Hợp nhất báo cáo tài chính tương đương

Phương pháp hợp nhất tương đương là phương pháp chỉ áp dụng trong trường hợp công ty mẹ có sự ảnh hưởng đáng lớn đối với công ty hợp nhất. Bản chất phương pháp này là thay thế trực tiếp giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư công ty mẹ bằng phần tương đương công ty hợp nhất. 

>> Qua đó, ta có thể thấy 3 phương pháp báo cáo tài chính nghe có vẻ như rất đơn giản nhưng thực tế trong từng tập đoàn, từng doanh nghiệp sẽ gặp những tình huống oái oăm riêng. Có những tình huống đặc biệt lần đầu xuất hiện trong báo cáo thì các bạn cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp. Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cần phải có sự linh hoạt, thống nhất và cần phải nắm rõ bản chất hợp nhất từ đầu. 

5. So sánh giữa các phương pháp báo cáo tài chính hợp nhất

TIÊU CHUẨN

SO SÁNH

PHƯƠNG PHÁP BCTC HỢP NHẤT TOÀN BỘ

PHƯƠNG PHÁP BCTC HỢP NHẤT

TỶ LỆ

PHƯƠNG PHÁP BCTC HỢP NHẤT

TƯƠNG ĐƯƠNG

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết công ty mẹ

Lý thuyết sở hữu

Lý thuyết thực thể phân biệt

Quan điểm lựa chọn

Quan điểm kinh tế

Quan điểm sở hữu

Quan điểm tài chính

Đặc trưng của phương pháp

Cộng dồn tài sản, nguồn vốn của công ty mẹ, công ty con. Tiến hành loại trừ các khoản đầu tư của công ty mẹ và phần vốn của công ty con. Phân bổ vốn chủ sở hữu của công ty con cho phần lợi ích cổ đông thiểu số

Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí đều ghi nhận theo tỷ lệ công ty mẹ đều nắm giữ.

Khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá phí sau đó được điều chỉnh theo phần vốn chủ sở hữu được nắm giữ.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan & đừng quên ĐĂNG KÝ kênh Youtube cập nhật bài chia sẻ hướng dẫn nghiệp vụ mới nhất.

Trên đây, kế toán Việt Hưng đã cùng các bạn tìm hiểu 3 phương pháp báo cáo tài chính hợp nhất được sử dụng. Với 3 phương pháp trên, các bạn có thể áp dụng để tạo báo cáo tài chính hợp nhất đơn giản. Đồng thời ở những bài viết trước, Việt Hưng cũng đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất mà các bạn đọc thường thắc mắc và gửi các câu hỏi về cho chúng tôi. Hãy theo dõi chúng tôi và cập nhật những bài viết liên quan khác. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *