Báo cáo kế toán (BCKT) có rất nhiều loại khác nhau và tùy vào mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng những loại báo cáo riêng phù hợp với mô hình sản xuất, kinh doanh riêng. Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu những loại BCKT và cách trình bày BCKT qua bài viết dưới đây nhé.
PHÂN LOẠI CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN CÙNG CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO KT
1. Báo cáo kế toán là gì?
Báo cáo KT là phương tiện để truyền tải, cung cấp thông tin kế toán đến các đối tượng sử dụng thông tin. BCKT là báo cáo được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin của kế toán.
2. Những loại báo cáo KT
– Căn cứ vào tính pháp lý của BCKT thì BCKT được chia thành hai loại báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị
+ BCKT tài chính: là BCKT mang tính chất thống nhât, bắt buộc. Báo cáo kế toán này có giá trị pháp lý cao. Đây là các báo cáo mà doanh nghiệp phải lập theo quy định trong chế độ báo cáo kế toán và lập theo các mẫu quy định, lập và nộp theo địa chỉ và thời hạn quy định nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý vĩ mô, cho công tác thống kê và thông tin kinh tế, cũng như phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị.
+ BCKT quản trị là BCKT cung cấp các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về thực trạng tài chính của doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ doanh nghiệp. Đây là loại báo cáo chỉ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp nên không mang tính thống nhất, bắt buộc chung; nội dung, hình thức trình bày, kỳ báo cáo được quy định tùy theo yêu cầu quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể.
– Căn cứ vào kỳ lập báo cáo thì BCKT bao gồm:
+ BCKT định kỳ: là BCKT được lập vào mỗi kỳ kế toán. Báo cáo này gồm báo cáo năm, quý, báo cáo tháng.
+ BCKT thường xuyên (báo cáo nhanh), được lập theo kỳ ngắn hạn nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý, điều hành hoạt động kinh tế, tài chính ở đơn vị
– Căn cứ vào sở lập báo cáo, BCKT trong doanh nghiệp gồm:
+ BCKT thực hiện: đây là những báo cáo kế toán được lập trên cơ sở thông tin trong quá khứ. Đây là các báo cáo được lập trên cơ sở các giao dịch, sự kiện đã diễn ra trong doanh nghiệp
+ BCKT dự toán (dự báo): đây là những BCKT được lập chủ yếu dựa trên cơ sở thông tin dự báo, dự đoán và được sử dụng cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.
3. Cách trình bày báo cáo KT
Để đảm bảo đáp tính chính xác và hệ thống trước khi lập BCKT, tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp cần thực hiện các công việc cụ thể sau:
+ Thu nhận đầy đủ các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành đến thời điểm lập BCKT và ghi chép, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ đó vào chứng từ, sổ kế toán
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ kế toán
+ Kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp
+ Ghi sổ kế toán các nghiệp vụ nội sinh và khóa sổ kế toán
+ Thực hiện các nghiệp vụ nội sinh như: tiến hành phân bổ các loại chi phí để tính giá các đối tượng cần tính giá, xác định đúng đắn kết quả của các hoạt động kinh doanh.
+ Đôn đốc và giám sát việc thực hiện kiểm kê định kỳ đối với các tài sản có thể kiểm kê được và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán trước khi khóa sổ nhằm đảm bảo tính thực tế của số liệu báo cáo
+ Thực hiện việc đối chiếu, xác minh công nợ, các khoản tiền gửi và tiền vay ngân hàng
+ Kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản cấp 1 và ở các tk chi tiết
+ Tổ chức lập các BCKT cụ thể theo từng yêu cầu quản lý của Nhà nước cũng như yêu càu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp
Trên đây, kế toán Việt Hưng đã liệt kê cho các bạn những loại BCKT và cách trình bày BCKT. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi. Chúc các bạn thành công!