Những đặc quyền dành cho lao động nữ có con dưới 12 tháng

Thiên chức được làm mẹ của những đứa con thân yêu bé bỏng là mơ ước của biết bao người phụ nữ. Con là tất cả của mẹ – không thứ gì có thể sánh bằng. Nhưng để dành cho con mọi thứ tốt đẹp nhất thì người phụ nữ vẫn phải tham gia lao động để có thể thu về nguồn thu nhập đủ chăm sóc con trưởng thành.

Chính vì vậy, để đảm bảo tình trạng sức khỏe của Mẹ – nhà nước cũng ra nhiều điều luật có những đặc quyền danh cho lao động nữ có con dưới 12 tháng. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ một số đặc quyền thông qua bài viết dưới đây

1. Tham khảo cơ sở pháp lý

– Bộ luật Lao động 2012

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2. Một số đặc quyền danh cho lao động nữ

2.1. Không làm việc đêm, không làm thêm giờ, không đi công tác xa

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2.2. Không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012:

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngđối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

2.3. Không bị kỷ luật lao động

Lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi không bị xử lý kỷ luật lao động dù là với bất kỳ hình thức nào như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức hay sa thải.

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012:

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

2.4. Phép nghỉ 60 phút mỗi ngày trong giờ làm việc

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012:

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

2.5. Việc làm sau khi nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản

Trường hợp việc làm cũ không còn thì doanh nghiệp phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

1a

2.6.  Lao động nữ không sử dụng trong một số công việc

Nhằm bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ, cũng như không bị ảnh hưởng trong công việc, cũng như khả năng làm mẹ, làm vợ, nhà nước đã đề ra danh mục

Những ngành nghề, công việc mà doanh nghiệp không được sử dụng lao động nữ, bao gồm:

– Những công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

– Những công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2.7. Hưởng chế độ ốm đau khi con ốm

Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi có con dưới 7 tuổi ốm có xác nhân của cơ sở khám – chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2.8. Phục hồi sức khỏe sau thai sản

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm:

  • Cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
  • Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nêu trên do doanh nghiệp và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do doanh nghiệp quyết định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Hy vọng bài viết trên đây của lamketoan.vn trên sẽ giúp những người phụ nữ vĩ đại của chúng ta hiểu hơn về quyền lợi mình được hưởng trong quá trình lao động.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

3 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hana1
Hana1

Chào trung tâm, Nếu nhân viên đi khám thai cần những thủ tục gì để BHXH chi các chế độ cho nhân viên?
Mong câu trả lời sớm từ trung tâm

cao lam
cao lam
Trả lời  Hana1

Thủ tục để hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai bạn cần lập các mẫu: C70a- HD và nộp giấy khám thai ở bệnh viện nữa lên cho cơ quan BHXH là bạn sẽ được hưởng chế độ khám thai theo quy định của luật BHXH nhé

Cao Thị Lam
Cao Thị Lam

Chào bạn: Bạn ơi nếu nhân viên đi khám thai thì BHXH có giải quyết chế độ nghỉ dưỡng thai không ? Nếu có thì bạn cho biết quy trình và cần làm những mẫu gì không nhé?