Mức đóng bảo hiểm – Năm 2019 các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có những điểm mới nào về mức đóng, quyền lợi người lao động được hưởng. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu về các loại mức đóng bảo hiểm cập nhật mới nhất theo Thông tư đúng quy định pháp luật ngay sau đây nhé.
1. Bảo hiểm y tế
a/ Tăng mức đóng BHYT với nhiều đối tượng
Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14. Trong khi đó, Luật Bảo hiểm y tế quy định, mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng sau đây bằng 4,5% mức lương cơ sở. Cụ thể như:
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
– Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
– Người tham gia BHYT hộ gia đình.
Khi lương cơ sở tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT háng tháng của các đối tượng trên là 67.050 đồng/tháng, thay cho 62.550 đồng/tháng như trước.
b/ Không in thời hạn sử dụng trên thẻ BHYT
Thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ năm 2019, sẽ không còn in, cấp mới thẻ BHYT như những năm trước đây. Thay vào đó, người tham gia BHYT vẫn tiếp tục sử dụng thẻ đã được cấp năm 2018.
Chính vì thế, một trong những điểm mới trên thẻ BHYT năm 2018 là không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ, mà chỉ ghi ngày thẻ bắt đầu có giá trị sử dụng. Đồng thời, việc triển khai thẻ BHYT điện tử cũng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam xúc tiến triển khai.
c/ Tăng mức giá dịch vụ khám bệnh BHYT
Theo đó, điều chỉnh tăng mức giá dịch vụ khám bệnh BHYT đối với các hạng bệnh viện như sau:
– Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: từ 37.000 đồng lên 38.700 đồng;
– Bệnh viện hạng II: từ 33.000 đồng lên 34.500 đồng;
– Bệnh viện hạng III: từ 29.000 đồng lên 30.500 đồng;
Bên cạnh đó, giá một số dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm cũng được điều chỉnh tăng như sau:
– Siêu âm: từ 42.100 đồng lên 43.900 đồng;
– Nội soi ổ bụng: từ 815.000 đồng lên 825.000 đồng;
– Nội soi ổ bụng có sinh thiết: 968.000 đồng lên 982.000 đồng;
– Thay băng vết thương chiều dài trên 15cm đến 30 cm: từ 81.600 đồng lên 82.400 đồng.
⇒ Điều chỉnh tăng mức giá dịch vụ khám bệnh bảo hiểm y tế, giá một số dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm cũng được điều chỉnh tăng. Như vậy, người Việt Nam sẽ được thanh toán tiền bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh nhiều hơn hiện nay.
⇒ Thông tư 13/2019/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 20/8/2019.
d/ Điều kiện nhận hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh từ BHYT
Theo điểm d, khoản 1 Điều 14 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Từ nay đến 30/06/2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 208.500 đồng thì được người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng).
Nhưng từ ngày 01/07/2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 223.500 đồng thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi nêu trên (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng).
e/ BHYT chi trả nhiều loại thuốc dược
Từ ngày 01/01/2019, Bộ Y tế áp dụng Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ mới thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo Thông tư 30/2018/TT-BYT.
Theo đó, hàng loạt loại thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo BHYT như: Thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…; thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; thuốc giảm đau, hạ sốt…
Theo quy định, BHYT sẽ thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không thanh toán trong các trường hợp như: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh…
l/ Trong 24 giờ cấp lại thẻ BHYT
Cũng từ năm 2019, thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT rút từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Từ ngày 1/1/2019, thời gian giải quyết cấp thẻ BHYT được thực hiện trong ngày (24 giờ).
Cũng theo lộ trình trên, trường hợp thay đổi thông tin sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được BHXH Việt Nam xử lý không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện trong ngày. Việc cấp lại, đổi thẻ được thực hiện tại cơ quan BHXH quản lý thu và cấp thẻ BHYT trước đó.
k/ Thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến tỉnh và mức hưởng
Trong trường hợp đi điều trị trái tuyến, tức là người bệnh tự đi chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh mà không có giấy chuyển tuyến của bác sĩ thì được thanh toán theo mức hưởng quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
2. Bảo hiểm xã hội
a/ Mức tiền lương tối thiểu phải đóng thay đổi
Theo quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu rõ, tiền lương đóng cho BHXH hằng tháng bắt buộc không thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với công việc đơn giản (điều kiện làm việc bình thường) và đồng thời phải cao hơn nhất 7% lương tối thiểu vùng với người lao động đã được học và đào tạo nghề.
Dưới đây là bảng thay đổi mức lương thấp nhất đóng BHXH bắt buộc của từng vùng theo luật BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2019:
b/ Mức lương tối đa đóng cho BHXH thay đổi
Theo điều 89 trong Luật BHXH 2014, nếu mức tiền lương cao hơn 20 lần so với mức lương cơ sở thì tiền đóng BHXH (theo tháng) bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Thế nhưng, kể từ ngày 01/07/2019, theo luật bảo hiểm xã hội 2019, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc mức tiền lương tối đa đóng cho BHXH là 29.800.000/tháng đối với người lao động.
c/ Trợ cấp BHXH tăng
Khi mức lương cơ sở tăng theo luật bảo hiểm xã hội 2019 sẽ kéo theo nhiều khoản trợ cấp BHXH tăng lên tương ứng như:
Đối với thai sản: tăng từ 2.780.000 đồng/tháng lên 2.980.000 đồng/tháng.
Đối với dưỡng sức, hồi phục sức khỏe: tăng từ 417.000 đồng/ngày lên 447.000 đồng/ngày.
Đối với mai táng: tăng từ 13.900.000 đồng/tháng lên 14.900.000 đồng/tháng.
Đối với trợ cấp tuất hàng tháng: tăng từ 695.000 đồng/tháng lên 745.000 đồng/tháng.
-> Riêng với thân nhân không người nuôi dưỡng sẽ được tăng từ 973.000 đồng/tháng lên 1.043.000 đồng/tháng.
d/ Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động VN
Ký hiệu các quỹ: hưu trí, tử tuất (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (LĐ)
- Đối với người sử dụng lao động: BHXH chiếm 17% (trong đó HT là 14% và ÔĐ là 3%); LĐ là 0.5%, BHTN là 1%, BHYT là 3%. Tổng cộng mức đóng của người sử dụng lao động là 21.5%
- Đối với người lao động: BHXH chiếm 8% (trong đó HT là 8%), BHTN là 1% và BHYT là 1.5%. Tổng cộng mức đóng của người lao động là 10.5%.
e/ Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
mức thu nhập tháng thấp nhất để tham gia BHXH tự nguyện là 700.000 đồng/tháng (theo Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) và cao nhất là 29,8 triệu đồng/tháng (mức lương cơ sở từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng).
Như vậy, năm 2019, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của người lao động như sau:
⇒ Có thể thấy, dù tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện thì mức đóng hiện nay cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại của người lao động so với những gì mà BHXH hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động…
f/ Bảo hiểm XH điện tử 2019
BHXH điện tử ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ kê khai bảo hiểm xã hội nhanh chóng, tiện lợi và bắt kịp thời đại 4.0. Đây là một phần mềm giúp cho doanh nghiệp đóng BHXH ngay tại nơi làm việc.
Nếu trước đây, doanh nghiệp phải đến nơi đóng BHXH quy định và thực hiện nhiều thủ tục rườm rà thì hiện tại, việc đóng BHXH vô cùng đơn giản nếu thực hiện thông qua phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử. Ưu điểm của phương thức đóng này chính là khả năng kiểm tra và lưu trữ dữ liệu cao, ít xảy ra rủi ro và tiện lợi.
BHXH điện tử được nộp những loại:
Các công ty, doanh nghiệp có thể dùng phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử để đóng các loại bảo hiểm như sau: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
Cách sử dụng BHXH điện tử:
Bước 1: Đăng ký dịch vụ chữ ký số (đây là bước quan trọng để bảo mật thông tin và đảm bảo an toàn khi thực hiện giao dịch)
Bước 2: Đăng ký dịch vụ BHXH điện tử. (Dịch vụ này sẽ tốn phí, mức phí chỉ từ 530.00đ/năm hoặc 550.000đ/năm)
Bước 3: Đọc kỹ hướng dẫn và thực hiện kê khai: Để tránh gặp phải những rủi ro khi thực hiện giao dịch, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và nên liên hệ trực tiếp với tư vấn viên nếu gặp phải sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch.
3. Bảo hiểm thất nghiệp
a/ Điều kiện hưởng trợ cấp
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật lao động, gồm có:
Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trừ hai trường hợp sau thì sẽ không xem xét hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
⇒ Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia.
b/ Mức hưởng bảo hiểm TN 2019
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:
Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở (6,95 triệu đồng) hoặc mức lương tối thiểu vùng (20,9 triệu đồng vùng I; 18,55 triệu vùng II; 16,25 triệu vùng III; 14,6 triệu vùng IV) tùy theo từng đối tượng;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: miễn phí;
– Hỗ trợ học nghề: Tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, trong thời gian không quá 06 tháng;
Lưu ý:
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
c/ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu là 12 tháng, cụ thể:
Với hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì cần đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Với hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đóng BHTN 50 tháng với lương bình quân 6 tháng cuối cùng là 4.000.000đ
Thời gian được hưởng BHTN của ông A:
+ 36 tháng BHTN đầu tiên => được hưởng 3 tháng trợ cấp
+ 12 tháng BHTN tiếp theo => được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
+ số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau
Mức hưởng trợ cấp TN hàng háng của ông A là: 4.000.000đ x 60% = 2.400.000đ
d/ Thủ tục hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất);
Các bạn tải mẫu Mẫu số 03 Ban hành kèm theo Thông tư số 28 TẠI ĐÂY
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc;
+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng);
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
– Sổ BHXH
– 2 ảnh 3 x 4
– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu
e/ Sau khi nộp hồ sơ thì chưa tìm được việc làm
Sau khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong thời hạn 15 ngày người lao động chưa tìm được việc làm mới. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu như người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
Mặc dù vậy, đối với người lao động thực hiện một trong các công việc sau thì người lao động sẽ không bị áp dụng quy định này:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
f/ Các bước làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
(1) Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
(2) Thời hạn giải quyết hồ sơ
+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.
+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
(3) Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Ví dụ:
Ngày 1/10/2016 NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TT GTVL.
Ngày 20/10/2016 TT GTVL ra Quyết định hưởng TCTN
Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2016
Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2016
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2016
Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2016
(4) Thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động
Hàng tháng người lao động phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
k/ Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2019
Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo nơi đăng ký ban đầu.
Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Bất cứ người lao động hay người sử dụng lao động nào cũng nên biết đến những thông tin nêu trên để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân và doanh nghiệp mình.
Hy vọng rằng những chia sẻ hữu ích phía trên về các loại bảo hiểm sẽ giúp ích cho người lao động!