Xử phạt nồng độ cồn xe máy đạt ngưỡng lên đến 8 triệu đồng cao chưa từng có kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành có hiệu lực từ 1/1/2020. Cùng chính sách luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Hiểu thế nào là nồng độ cồn trong máu?
Ethanol Ethanol hay còn gọi là nồng độ cồn – là thành phần chính có trong hầu hết thức uống có cồn có nguồn gốc từ quá trình lên men carbohydrate với nấm men.
Ethanol là chất lỏng không màu trong suốt, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng và vị cay
Công thức cấu tạo: C2H5OH
– Nhiệt độ sôi: 78,5 º C ; Nhiệt độ nóng chảy: 114,1 º C
– Tỷ trọng: d=0,789 g/mL
⇒ Khi uống vào cơ thể, khoảng 20% ethanol được hấp thu ở dạ dày và 80% hấp thu ở ruột non. Rượu được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan.
⇒ Tại đây, 90% ethanol được chuyển hóa, một phần nhỏ được bài tiết nguyên dạng qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu.
Ethanol được chuyển hóa chủ yếu bởi ADH ở bào tương của tế bào gan tạo thành acetaldehyde.
Ethanol gây độc trên hầu hết các hệ cơ quan, một số triệu chứng nhiễm độc có liên quan đến tác dụng của chất chuyển hóa acetaldehyde.
⇒ Việc lạm dụng rượu có khả năng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, dạ dày, thực quản, ruột, tuy và não bộ,…
2. Thế nào là mức nồng độ cồn cho phép?
– Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu đo lượng cồn (ethanol) trong cơ thể. Việc lái xe khi nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt quá 0,08 (tương đương với 80 mg / dL hoặc 17 mmol / L) là hành vi vi phạm. Ở hầu hết các nước, người lái xe có mức BAC thấp tới 0,05 cũng có thể bị phạt.
– Nồng độ cồn trong máu:
Bình thường: Không tìm thấy cồn trong máu (tức = 0)
Khác thường: Tìm thấy bất kỳ nồng độ cồn trong máu
- Nồng độ Ethanol 10.9 → 21.7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.
- Nồng độ Ethanol > 21.7 mmol/l: Có biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; Thời gian phản ứng chậm, khả năng cảm giác bị biến đổi. Đi đứng loạn choạng, nôn, ý thức lú lẫn → Nói líu, mất cảm giác, rối loạn thị lực → Giảm thân nhiệt, hạ đường huyết, kiểm soát cơ kém, co giật →Mất ý thức, giảm phản xạ, suy hô hấp
- Nồng độ Ethanol > 86.8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng (tử vong)
3. Cách tính nồng độ cồn bằng công thức
Nồng độ cồn trong máu: C = 1,056*A:(10W*R)
Trong đó:
– A là số đơn vị cồn uống vào
– W là cân nặng
– R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ)
– Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210
– Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015
Ví dụ: 1 nam giới nặng 65 kg uống 440 ml bia 5% cồn, tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641, tương đương 46,41 mg/100 ml máu. Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210= 46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015 = 0,04641:0,015=3 giờ.
4. Mức xử phạt nồng độ cồn xe máy từ 2 triệu đồng lên đến 8 triệu đồng
MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH | VI PHẠM VỀ NỒNG ĐỘ CỒN |
Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Áp dụng thêm khung hình phạt bổ sung về tước bằng lái xe:
MỨC PHẠT BỔ SUNG | HÀNH VI VI PHẠM XE MÔ TÔ/XE GẮN MÁY… |
Tịch thu Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng | – Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ – Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy – Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ |
Tịch thu Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng | – Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Tịch thu Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng | – Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
5. Những lưu ý nên biết khi sử dụng rượu, bia tránh bị xử phạt nồng độ cồn xe máy
– Nồng độ cồn trong máu tiến triển theo thời gian: Tăng rất cao sau 30 phút – 1h giờ và được thải trừ sau 4-5h.
– Trong trường hợp có suy gan: đường biểu diễn cồn trong máu tăng cao hơn và nồng độ định xảy ra sớm hơn (25 phút). Đường biểu diễn tình trạng tăng lên của nồng độ cồn trong máu xảy ra chậm hơn và ở mức thấp hơn khi hấp thụ rượu xảy ra trong và sau bửa ăn, hay khi hấp thu rượu cùng với đường.
– Nồng độ cồn tối đa trong máu được phép theo luật định tại Pháp là 0,8g/L, tuy nhiên, tình trạng say xỉn đã có thể xảy ra từ mức nồng độ 0,5 g/L. Hôn mê do ngộ độc rượu có thể được đặt ra khi nồng độ cồn trong máu ³ 2,5 g/L
⇒ Tình trạng này có thể đi kèm với hạ đường máu, hay nhiễm toan ceton do rượu. Tử vong có thể xảy ra khi nồng độ cồn trong máu Đạt tới ngưỡng 5g/L.
– Hiện nay đều có các thiết bị (máy đo gần đúng) đo nồng độ cồn trong hơi thở của các tài xế mà họ cho là say rượu. Một người bị buộc tội lái xe khi say rượu mà không nghĩ rằng phân tích hơi thở là chính xác có thể yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
– Thời gian trôi qua giữa việc uống rượu và lấy mẫu máu hoặc hơi thở ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Cơ thể tiếp tục phân hủy rượu với tốc độ ổn định sau khi uống. Vì vậy, lượng rượu uống có thể được ước tính bằng cách biết có bao nhiêu rượu có trong máu hoặc hơi thở và thời gian đã trôi qua kể từ khi uống. Nói chung, cơ thể có thể phá vỡ khoảng một ly mỗi giờ.
– Một người uống rượu và dùng một số loại thuốc, như thuốc kháng histamine, thuốc an thần hoặc opioids, có thể cảm thấy tác dụng của rượu nhiều hơn. Ngoài ra, một người sử dụng các loại thuốc khác, chẳng hạn như cần sa, sẽ cảm thấy tác dụng của cả hai loại thuốc này nhiều hơn nếu các loại thuốc được sử dụng riêng biệt.
– Thông thường, sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên chất), tương đương 220 ml bia (2/3 chai – nồng độ cồn 5%); tương đương 100 ml rượu vang (nồng độ cồn 13,5%); tương đương 30 ml rượu mạnh (nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Ngược lại, đối với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn sẽ lâu hơn
Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế (Báo Thanh niên) cho rằng:
“Một số thông tin cho rằng ăn 3 quả vải sẽ có độ cồn 0,22 mg/lít khí thở là cần xem lại. Theo công thức này, 3 quả vải sẽ tạo ra lượng cồn bằng gần 2 chai bia, là chưa chuẩn xác” |
Mong rằng những chia sẻ hữu ích ngay trên của Kế toán Việt Hưng sẽ mang đến góc nhìn ngưỡng an toàn cho người điều khiển xe – tránh xảy ra những mong muốn không đáng có về tài sản cũng như thân thể – ĐÃ UỐNG RƯỢU BIA LÀ KHÔNG LÁI XE.