Một vài lưu ý về chỉ tiêu phân tích trong cách đọc báo cáo tài chính

Cách đọc báo cáo tài chính – BCTC là một trong những công cụ khách quan nhất cho bạn biết sức khỏe tài chính của công ty. Việc hiểu và phân tích báo cáo tài chính không chỉ giúp bạn quản lý công ty dễ dàng mà còn quản lý tài chính cá nhân chính xác và đặc biệt giúp bạn trở thành nhà đầu tư giỏi trong việc lựa chọn cổ phiếu của các công ty thực sự tốt.

cách đọc báo cáo tài chính
Một vài lưu ý về chỉ tiêu phân tích trong cách đọc báo cáo tài chính

Bài chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc Báo cáo tài chính công ty – một công cụ thiết yếu để quản lý tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?

1. Đọc báo cáo tài chính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Trong kinh doanh, khi DN sử dụng nguồn vốn vay nợ để hoạt động sẽ có chi phí thấp hơn so với chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ bao nhiêu là hợp lý lại hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh… của từng DN.

Từ một ví dụ minh chứng (Bảng 1) cho thấy, cơ cấu sử dụng nợ của DN tăng dần qua các năm. Đến năm 2018, DN có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu là 208%, đây là con số quá cao. DN cần xem xét lại các chính sách nợ vay và mục đích sử dụng nợ cho hợp lý, đồng thời có kế hoạch thanh toán nợ và lãi vay trong tương lai.

cách đọc báo cáo tài chính

Vốn chủ sở hữu của một công ty = vốn điều lệ + lợi nhuận giữ lại + các quỹ trích lập + thặng dư vốn. Trong đó, vốn điều lệ = mệnh giá cổ phần x số lượng cổ phần. Vốn điều lệ có ý nghĩa xác định tỷ lệ sở hữu của các cổ đông đối với công ty tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ. Lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận sau thuế được giữ lại công ty để tái đầu tư. Thặng dư vốn là chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của những đợt phát hành vốn trước đây.

Trên thực tế, nếu số lượng cổ phần của một công ty liên tục tăng 2% hoặc 3% mỗi năm cho thấy, công ty đang phát hành nhiều cổ phần và làm loãng giá trị của công ty. Trong nhiều trường hợp, các cổ đông lớn, người quản lý công ty thường sử dụng việc phát hành thêm cổ phần mới, để thực hiện ý đồ tăng tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty nhằm thâu tóm công ty và lấy đi một phần tài sản chung của tất cả cổ đông trong công ty. Trong đó, đối tượng chính bị ảnh hưởng là các cổ đông thiểu số.

Ví dụ: Hình 2 thể hiện công ty liên tục tăng vốn chủ sở hữu bằng hình thức phát hành cổ phiếu bổ sung gây thiệt hại nhiều đến cổ đông thiểu số.

bctc

2. Đọc báo cáo tài chính bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.

Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư vào công ty.

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ

Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 yếu tố sau:

* Khoản phải thu trong cách đọc báo cáo tài chính

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “khoản phải thu” hay còn gọi là “Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường  xuyên các khoản phải thu này (cách đọc báo cáo tài chính)

* Hàng tồn kho trong cách đọc báo cáo tài chính

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm (sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo, Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa bán. Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.

Khoản phải thu là chỉ tiêu quan trọng, khi xem xét khoản mục này, nhà đầu tư phải lưu ý đến nhiều yếu tố tác động như: Hình thức tiêu thụ, phương thức thanh toán, chính sách tín dụng, đối tượng khách hàng, khả năng quản lý công nợ hay những ảnh hưởng vĩ mô khác… Kết hợp với chỉ tiêu hàng tồn kho, hai chỉ tiêu này ảnh hưởng cơ bản đến doanh thu. Trong điều kiện khoản phải thu cao và hàng tồn kho ứ đọng nhiều thì DN và nhà đầu tư phải xem xét, đánh giá những tác động ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

Sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho có liên quan tới doanh thu: Tiền ở các khoản phải thu hoặc trong hàng tồn kho là các khoản tiền không tạo ra lợi nhuận. Ví dụ: Một DN ngành mía đường bị lưu vốn trong hàng tồn kho khi nguồn cung mía đường dư thừa khiến thành phẩm sản xuất không bán được (Bảng 2).

bctc

* Khoản phải trả

Khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả.

* Nợ dài hạn troncách đọc báo cáo tài chính

Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty (cách đọc báo cáo tài chính)

Nợ vay (Nợ vay luôn cao hơn tài sản bảo đảm, lạm dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều)

Kinh nghiệm cho thấy, một số DN duy trì ổn định tài sản và nợ vay khi lĩnh vực kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào yếu tố theo mùa hoặc ít bị ảnh hưởng bởi áp lực thị trường. Kể cả các công ty trong các lĩnh vực có tính mùa vụ, cũng có thể để nợ nhiều hơn so với tài sản bảo đảm. Về mặt kỹ thuật, nợ vay cao hơn tài sản bảo đảm nằm trong kế hoạch được lập. Nếu công ty để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều. 

Khi nhà quản trị tự tin thái quá vào đòn bẩy nợ dễ dẫn tới việc các DN gia tăng vay nợ ngắn hạn. Từ đó, kéo theo độ rủi ro ngắn hạn trong từng năm tài chính gia tăng. Lợi nhuận, cổ tức và thu nhập của cổ đông biến động sẽ dễ dẫn đến các bất ổn dòng tiền, tăng nguy cơ kiệt quệ tài chính (cách đọc báo cáo tài chính)

Khoản mục “chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán (lớn bất thường)

Chi phí khác là khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các DN. Chi phí khác của DN gồm chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ) (cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác…

Các DN thường có khoản mục “chi phí khác” (Mã số 32) hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng. Đây là điều bình thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, nếu khoản mục “chi phí khác” có giá trị cao bất thường, nên xem xét điều gì tạo nên khoản mục “chi phí khác” cao đến như vậy. Từ đây, có thể dự đoán khoản mục này còn xuất hiện trong tương lai hay không (cách đọc báo cáo tài chính)

3. Cách đọc báo cáo tài chính báo cáo kết quả hoạt động KD

Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại, bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ. Bản báo cáo này có thể thực hiện hàng tháng, hàng quý hay hàng năm.

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

* Doanh thu

Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.

Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.

Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.

Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đồng chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đồng.

Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm trở lên (cách đọc báo cáo tài chính)

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần (Tỷ suất lợi nhuận biên)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần là thước đo về tính sinh lời của DN. Biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải thực hiện đủ để trang trải chi phí hoạt động như chi phí nợ. Nếu tỷ suất lợi nhuận biên giảm là điểm nên lưu ý.

Doanh thu qua các năm giảm
Kết quả kinh doanh của DN là toàn bộ doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của DN trong kỳ kinh doanh. Trong đó, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu cốt lõi, thể hiện khả năng tạo tiền tốt cho hoạt động chính của DN là hoạt động kinh doanh. Trong khi các biện pháp cắt giảm chi phí; như bỏ các khoản chi tiêu lãng phí và cắt giảm nhân viên, có thể bù đắp cho việc suy giảm doanh thu nhưng công ty cần phải có sự thay đổi trong kinh doanh trong vòng 3 năm (nếu không việc cắt giảm chi phí sẽ không mang lại giá trị dài hạn).

* Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán buôn hàng hóa…

Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 70.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 70.000.000 đồng.

Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho (Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.

Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi (cách đọc báo cáo tài chính)

* Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%

Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng.

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình (cách đọc báo cáo tài chính)

* Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.

Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa (cách đọc báo cáo tài chính)

Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách.

* Lợi nhuận ròng

Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế

Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 25%/năm (cách đọc báo cáo tài chính)

5. Đọc báo cáo tài chính báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm.

Dòng tiền (thiếu ổn định)

Các nội dung phân tích khác như cấu trúc tài chính, cân bằng tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời… đề cập đến các khía cạnh khác nhau của tình hình tài chính DN. Tuy nhiên, những phân tích trên lại chưa cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được “khả năng sinh tiền” của DN. Nhiều DN dù kinh doanh có lãi, khả năng sinh lợi cao nhưng không có tiền hoặc dòng tiền không ổn định dẫn đến khả năng thanh toán thấp, thậm chí mất khả năng thanh toán và lâm vào tình trạng phá sản (cách đọc báo cáo tài chính)

cách đọc báo cáo tài chính

Việc phân tích dòng tiền sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin đánh giá được khả năng của DN trong việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, chi trả cổ tức, nâng cao năng lực kinh doanh và tăng cường nguồn lực tài chính, dự báo được dòng tiền trong tương lai. Dòng tiền tốt là tín hiệu cho biết “sức khỏe” của công ty. Các khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, các giao dịch đang được xử lý nhưng chúng không cho biết về các giao dịch xảy ra trong tương lai. Ngược lại, tình trạng thiếu tiền có thể là dấu hiệu cho thấy, việc chưa ghi nhận đúng thực tế về tình hình kinh doanh của công ty…

Phân tích báo cáo tài chính của một công ty dù cho bạn là cổ đông hoặc nhà đầu tư đều là kỹ năng giá trị. Trên đây là chia sẻ Kế toán Việt Hưng cùng lời khuyên chuyên gia trích dẫn từ Tập chí tài chính về cách đọc báo cáo tài chính. Hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu báo cáo tài chính và xem xét những dấu hiệu khả nghi để có những nhận định đúng đắn về tình hình tài chính của công ty.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *