Vay ngắn hạn, vay dài hạn là các khoản vay nhằm hỗ trợ nhu cầu vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Và tất nhiên, đây cũng là phần nghiệp vụ mà kế toán làm tại doanh nghiệp cần chú ý, nhất là tại các kỳ thanh tra thuế. Bài viết dưới đây, Kế Toán Việt Hưng xin gửi đến bạn những thông tin liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Mời bạn cùng theo dõi.
23 lưu ý về khoản vay nợ ngắn hạn, dài hạn
1. Không theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn lại phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay, từng mục đích vay.
2. Chính sách và phương pháp kế toán áp dụng cho khoản mục vay không hợp lý và nhất quán. Không tính toán tiền lãi vay mà hạch toán trên cơ sở thông báo của ngân hàng.
3. Chứng từ gốc vay và chứng từ thanh toán không đầy đủ và hợp lệ. Khi vay không đầy đủ phiếu thu, giấy báo Có NH hoặc chứng tử thanh toán, khi thanh toán không có phiếu chỉ hoặc giấy bảo Nợ NH hoặc những chứng từ này thiếu các yếu tố và chữ kí của những người có liên quan. Khế ước vay không ghi rõ thời han trả nợ.
4. Chênh lệch khế ước nhận nợ với chứng từ thu tiền, nhận hàng hóa, tài sản các nghiệp vụ trả lãi, trả nợ gốc với chứng từ thanh toán, chi tiền.
5. Hạch toán không đầy đủ và không chính xác lãi tiền vay phải trả trong năm theo hợp đồng vay vốn và khế ước nhận nợ.
6. Hạch toán vào chi phí vượt quá số tiền lãi vay phải trả thực tế trong năm.
7. Hạch toán tiền lãi vay vào các đối tượng chi phí chưa đúng quy định: hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà không phản ảnh vào chi phí tài chính.
8. Phân loại sai các khoản vay ngắn hạn sang vay dài hạn và ngược lại.
9. Quản lý và hạch toán tiền vay và tiền lãi vay chưa phù hợp: hạch toán lãi tiền vay vào chi phí XDCB hoặc tăng nguyên giá TSCĐ mà không hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.
10. Ghi chép số liệu vay ngắn hạn, dài hạn chưa đầy đủ so với số thực tế phát sinh. Chưa hạch toán giảm tiền vay được xóa nợ.
11. Hạch toán lãi vay của đơn vị ngoài hoặc cán bộ công nhân viên vượt quá 1,2 lần lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay.
12. Chưa hạch toán hoặc hạch toán chưa đúng các khoản vay dài hạn nếu đến hạn trả sang nợ dài hạn đến hạn trả theo quy định tại 31/12 theo như kế hoạch trả nợ được ghi trong hợp đồng vay dài hạn
13. Chưa kí hợp đồng vay vốn với cán bộ công nhân viên và chưa có bản đối chiếu khoản vốn vay của cán bộ công nhân viên
14. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng vay
15. Khả năng thanh toán các khoản vay của đơn vị thấp, đơn vị thường xuyên phải đáo nợ để thanh toán nợ vay đến hạn.
16. Nhầm lẫn giữa chi phí đi vay được vốn hóa và không được vốn hóa.
17. Chưa đánh giá lại số dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ theo tỷ bình quân liên NH tại thời điểm lập BCTC hoặc không theo tỷ giá thực tế thời điểm cuối năm.
18. Chưa đối chiếu số dư các khoản vay tại thời điểm 31/12. Số đối chiếu và số sách có chênh lệch do chưa hạch toán lãi vay chưa trả được vào gốc vay.
19. Chưa tiến hành phân loại các khoản vay theo tuổi vay.
20. Những khoản nợ dài hạn được khoanh nợ nhưng chưa có đủ hồ sơ theo quy địn Đối với những khoản nợ đã quá hạn. Công ty chưa có kế hoạch trả nợ hoặc gia hạn bổ sung.
21. Không theo dõi chi tiết nguyên tệ riêng những khoản vay bằng ngoại tệ hoặc trả nợ vay bằng ngoại lệ.
22. Số liệu trên BCTC, số tổng hợp và số chi tiết không khớp nhau.
23. Trình bày không đúng dẫn trên báo cáo tài chính. Không thực hiện đúng nguyên tắc tị quyền, phê chuẩn
Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký theo quy định
“Điều 10. Thời hạn Khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký
1. Đối với các Khoản vay quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Đối với các Khoản vay quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài.
3. Đối với các Khoản vay quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng.
4. Ngày rút vốn quy định tại Điều này là ngày giải ngân tiền vay đối với các Khoản vay giải ngân bằng tiền, ngày thông quan hàng hóa đối với các Khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.“
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay được pháp luật quy định như thế nào?
“Điều 13. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký Khoản vay
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh trên Trang điện tử để nhận mã số Khoản vay, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn theo Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ:
a) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký Khoản vay theo quy định tại Thông tư này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này;
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
3. Thời hạn gửi hồ sơ:
Bên đi vay phải gửi hồ sơ trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ:
a) Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản bảo lãnh trong trường hợp Khoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trong trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;
b) Ngày ký thỏa thuận gia hạn Khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với Khoản vay tự vay tự trả quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
c) Ngày tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với Khoản vay tự vay tự trả quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
4. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay trong thời hạn:
a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống; hoặc
c) 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay đối với trường hợp Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định pháp luật hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
5. Đối với các Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài, thủ tục đăng ký Khoản vay đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận Khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký Khoản vay đồng thời là văn bản chấp thuận Khoản vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
6. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký Khoản vay và các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để Bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của Khoản vay trên Trang điện tử để tạo mã Khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống.“
Trên đây là các lưu ý về khoản vay nợ của doanh nghiệp cũng như thông tin về thời hạn khoản vay cũng như trình tự thực hiện thủ tục đăng ký định khoản. Để làm tốt vai trò của 1 kế toán tại bất cứ doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động nào, thì việc bạn quan tâm không chỉ là kiến thức mà bạn sẽ còn cần đến kinh nghiệm, kỹ năng xử lý vấn đề. Và kỹ năng xử lý các khoản vay nợ cũng là điều cần quan tâm. Nhớ ghé thăm fanpage của chúng tôi, rất nhiều thông tin hay đang chờ bạn đón đọc đó.
mọi người cho em hỏi em đang thanh tra thuế bị bắt cái lỗi về điều chỉnh tăng thu nhập, thuế gtgt đầu ra giá trị thanh lý xe thấp hơn giá trị lại theo đơn giá nhà nước thì có đúng ko vậy mà cái chỗ này em còn lơ to mơ chưa biết cãi sao xe bên em hết khấu hao rồi ạ
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Trường hợp này bạn bán giá thấp hơn giá trị còn lại thuế bắt lỗi đúng rồi đó bạn. Chỉ được bằng hoặc cao hơn thôi
Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!