Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 của Bộ tài chính

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 199/2013/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2014.

Quy định về dự toán ngân sách nhà nước:

1. Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với NSĐP:

Tiếp tục thực hiện ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP; đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định năm 2011; ổn định về số bổ sung cân đối (nếu có) từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; theo mức đã được Quốc hội quyết định năm 2013; và bổ sung cho ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương đến mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng; và được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương tại Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30/11/2013.

Dự toán ngân sách nhà nước

2. Về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước:

Các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách năm 2014 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới; đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao.

Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách phải trên cơ sở rà soát; phân tích; đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2013; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực; tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp chống buôn lậu; chống chuyển giá; trốn thuế; gian lận thương mại; tăng cường đôn đốc thu tiền nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, hạn chế nợ mới phát sinh; thu đầy đủ kịp thời vào NSNN các khoản tiền thuế, tiền sử dụng đất; được gia hạn đến hạn nộp vào NSNN năm 2014.

3. Về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước về chi đầu tư phát triển:

Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ; giao dự toán chi đầu tư phát triển (cả vốn NSNN và vốn Trái phiếu Chính phủ); đúng quy định của Luật NSNN và pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ xây dựng cơ bản; tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, các dự án trọng điểm; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014; vốn đối ứng ODA theo tiến độ thực hiện dự án; hạn chế tối đa khởi công mới các dự án, chỉ bố trí vốn cho các dự án thật sự cấp bách khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.

4. Về tổ chức quản lý thu ngân sách:

Cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, trị giá, số lượng…, kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh. Tổ chức thu hồi kịp thời tiền nợ thuế của người nộp thuế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật; tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế không có khả năng thu.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, các doanh nghiệp rủi ro cao đã được hoàn thuế, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chống thất thu cho NSNN. Các ngành, lĩnh vực rủi ro cao, có dấu hiệu chuyển giá, hoạt động chuyển nhượng vốn, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, nhà thầu nước ngoài, kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng,…để truy thu đầy đủ vào NSNN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 và áp dụng đối với năm ngân sách 2014./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *