Định khoản kế toán chi phí tài chính theo tài khoản 635

Kế toán chi phí tài chính theo tài khoản 635 được vận dụng theo TT 133/BTC. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách định khoản tài khoản này theo TT 133 nhé.

kế toán chi phí tài chính

 

ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH 

Chi phí tài chính là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng.

 1. Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, cho vay vốn, mua bán ngoại tệ…, ghi: (kế toán chi phí tài chính)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 141,…

2. Khi bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào đơn vị khác phát sinh lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (giá bán tính theo giá trị hợp lý của TS nhận được)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ)

Có các TK 121, 228 (giá trị ghi sổ).

3. Trường hợp doanh nghiệp bán khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp khác dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu (kế toán chi phí tài chính)

DN phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là chi phí tài chính, ghi:

Nợ các TK 121, 228

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 121, 228 (GTHL cổ phiếu mang trao đổi).

4. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác khi lập Báo cáo tài chính 

  • Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước. Kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292).

  • Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết. Kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292)

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

5. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 131, 111, 112.

6. Chi phí liên quan trực tiếp đến khoản vay dưới hình thức vay theo hợp đồng, khế ước thông thường (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí kiểm toán, thẩm định hồ sơ vay vốn…, nếu được tính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112

7. Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112.

8. Trường hợp đơn vị trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay:

  • Khi trả trước lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu trả trước lãi tiền vay)

Có các TK 111, 112.

  • Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

9. Trường hợp vay trả lãi sau:

  • Định kỳ, khi tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, nếu được tính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411) (nếu lãi vay nhập gốc)

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

  • Hết thời hạn vay, khi đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (gốc vay còn phải trả)

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (lãi tiền vay của các kỳ trước)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi tiền vay của kỳ đáo hạn)

Có các TK 111, 112.

10. Trường hợp doanh nghiệp thanh toán định kỳ tiền lãi thuê của TSCĐ thuê tài chính

Khi bên thuê nhận được hóa đơn thanh toán của bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả từng kỳ)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nếu nhận nợ).

11. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156,211 (giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ Thuế GTGT (nếu được khấu trừ)}

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

  • Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

12. Kế toán các khoản lỗ tỷ giá

  • Kế toán bán ngoại tệ mà tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm bán nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ của các tài khoản tiền, ghi:

+ Trường hợp bên Có TK tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ, ghi:

Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (tỷ giá giao dịch thực tế bán)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế bán nhỏ hơn tỷ giá trên số kế toán).

Có các TK 111 (1112), 112(1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

+ Trường hợp bên Có TK tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:

Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (tỷ giá thực tế bán)

Có các TK 111 (1112), 112(1122).

Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ do tỷ giá giao dịch thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi số các TK tiền được ghi đồng thời tại thời điểm bán ngoại tệ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111 (1112), 112 (1122).

  • Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ mà tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán các TK 111, 112: ’

– Trường hợp bên Có TK tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 217, 241, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lồ tỷ giá hổi đoái)

Có các TK 111, 112(1112, 1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

– Trường hợp bên Có TK tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

+ Khi chi tiền mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 241, 642, 133,… (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điếm phát sinh giao dịch và thanh toán)

Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán).

+ Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời khi chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111 (1112), 112(1122).

  • Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…):

– Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán và tỷ giá ghi sổ kế toán của các TK phải trả nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của các TK tiền, ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111, 112(1112, 1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

– Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán và tỷ giá ghi sổ của tài khoản phải trả nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:

+ Khi thanh toán nợ phải trả:

Nợ các TK 331, 338, 341,… (tỷ giá giao dịch thực tế)

Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế)

+ Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời khi thanh toán nợ phải trả hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 331, 338, 341, 111 (1112), 112 (1122),… (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả hoặc tài khoản tiền và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ).

  • Khi thu được tiền nợ phải thu (nợ phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,…) bằng ngoại tệ mà tỷ giá giao dịch thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán các TK phải thu, ghi:

– Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112(1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thu tiền)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán).

– Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

+ Khi thu các khoản nợ phải thu:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền)

Có các TK 131,136, 138,… (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền).

+ Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời khi thu được khoản nợ phải thu hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138,… (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền).

13. Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động 

Phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

14. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *