Dịch vụ vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT không?

Vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT hay không? Dịch vụ vận tải quốc tế là hình thức vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam hay từ Việt Nam ra nước ngoài. Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi không biết dịch vụ vận tải quốc tế có chịu thuế giá trị gia tăng hay không? Và thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế là bao nhiêu phần trăm? Điều kiện để được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng với mô hình kinh doanh vận tải quốc tế là gì? Tất cả những thắc mắc này của các bạn sẽ được Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Nhóm đối tượng nào sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng?

1.1 Thuế giá trị gia tăng là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 quy định rõ về thuế giá trị gia tăng như sau:

Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế được tính dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh ngay trong quá trình sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng.

Theo đó, thuế giá trị gia tăng là một hình thức thuế gián thu, được cộng ngay trong giá bán ra của hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ chi trả khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Chúng ta có thể hiểu, người tiêu dùng phải đóng khoản thuế này, và người đơn vị bán hàng, có doanh thu trong hình thức bán hàng hàng hóa sẽ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế lên Cơ quan nhà nước.

1.2 Đối tượng thực hiện chịu thuế

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 219/2013/TT – BTC ban hành quy định vê fdoodis tượng chịu Thuế cụ thể:

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam trong đó bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ mua của chính tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, trừ những đối tượng không chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng tại Điều 4 ngay tại thông tư này.

1.3 Thuế suất thuế giá trị gia tăng bao gồm những nhóm nào?

Căn cứ theo Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13, khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật Thuế 2014Khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 đã quy định về mức thuế suất như sau:

vận tải quốc tế có chịu thuế gtgt 2
Quy định mức thuế suất GTGT

→ Như vậy, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện nay được áp dụng tại Việt Nam sẽ bao gồm: thuế suất 0%, thuế suất 5%, thuế suất 10%.

Đối với những trường hợp xuất khẩu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng chịu là 0%. Tuy nhiên, về việc hưởng mức thuế suất 0% này vẫn cần thỏa mãn những điều kiện bắt buộc theo quy định và nếu như dịch vụ đó không thuộc các trường hợp được áp dụng sẽ không được hưởng thuế suất 0%.

2. Dịch vụ vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT không?

2.1 Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% với hàng hóa dịch vụ

Theo quy định chính sách Thuế giá trị gia tăng của nước ta hiện nay với hình thức vận tải hành khách, hàng hóa, hành lý theo chặng quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài hay từ nước ngoài về Việt Nam, không phân biệt phương tiện trực tiếp vận chuyển hay không có phương tiện cũng được xác định là vận tải quốc tế thì sẽ áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu như đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định:

Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT – BTC quy định như sau:

– Thuế suất 0% sẽ được áp dụng với:

+ Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt những công trình tại nước ngoài và ở ngay khu phi thuế quan

+ Vận tải quốc tế

+ Hàng hóa hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ những trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn ở khoản 3 điều này.

Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu là những hàng hóa, dịch vụ được bán ra, cung ứng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán và cung ứng cho tổ chức, cá nhân ngay tại khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ được cung cấp cho các khách hàng nước ngoài theo đúng quy định của Luật Pháp,….

Vận tải quốc tế cũng có quy định rõ tại khoản này, bao gồm: vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng Quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, hay từ nước ngoài đi đến Việt Nam, hay cả những điểm đi và đến tại nước ngoài, sẽ không phân biệt là có phương tiện trực tiếp vận tải hay là không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm chặng vận tải nội địa thìa vận tải quốc tế sẽ bao gồm cả nội địa.

VÍ DỤ: Công ty vận tải NewS tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty có dịch vụ nhận vận chuyển hàng hóa từ Malaysia đến Philippines. Doanh thu thu được trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa này là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.

→ Đối với trường hợp này, mức thuế suất áp dụng sẽ là 0%.

2.2 Điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%

Căn cứ theo Điểm c, khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT – BTC ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 Bộ tài chính đã quy định rõ về điều kiện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% như sau:

vận tải quốc tế có chịu thuế gtgt 1
Vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT không?

VÍ DỤ 1: Công ty PTC có ký hợp đồng vận chuyển thiết bị từ khách hàng Trung Quốc đến Lào, sau đó đến cảng Chân Mây – Huế bằng đường bộ, trong đó đã bao gồm cả chặng đường từ Cửa khẩu Lao Bảo đến cảng Chân Mây thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế – Việt Nam. Và công ty PTC muốn đảm bảo được tiến độ giao hàng đúng hẹn và một phần không đủ phương tiện di chuyển nên Công ty đã thuê lại Công ty K ở Việt Nam cùng vận chuyển một phần hàng hóa từ Lào về cảng Chân Mây. Trường hợp này nếu công ty PTC và Công ty K có đầy đủ những hồ sơ, chứng từ chứng minh được chặng đường vận tải từ Lào ( thuộc lãnh thổ Lào ) đến cảng Chân Mây ( thuộc lãnh thổ Việt Nam ) thì đây là trường hợp dịch vụ vận tải quốc tế được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% ( bao gồm cả dịch vụ vận chuyển bởi đơn vị trực tiếp vận chuyển và thuê đơn vị vận chuyển thực hiện ) nếu đáp ứng được đầy đủ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT – BTC

VÍ DỤ 2: Đại lý Y bán vé máy bay quốc tế, nhưng lại không phải là đại lý được hưởng hoa hồng. Nếu giá vé bán ra 2.000.000 VNĐ ( vé đi từ Việt Nam sang Lào ), đại lý Y thu về 2.500.000 VNĐ. Vậy với trường hợp này sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế 0%. Và phải ghi hóa đơn xuất ra là 2.500.000 VNĐ, thuế suất ghi 0%. Tổng giá trị thanh toán vẫn là 2.500.000 VNĐ.

2.3 Chứng từ áp dụng mức thuế suất 0% 

Cước phí vận chuyển chính là khoản tiền bên thuê dịch vụ vận tải quốc tế pải trả cho bên vận chuyển để chuyển hàng hóa nhất định đến được nơi hai bên đã thỏa thuận ở trong hợp đồng vận chuyển.

Nguyên tắc để tính được cước phí vận tải quốc tế sẽ dựa trên sự tự do về thỏa thuận giữa 2 bên. Song trên thực tế, thỏa thuận này được dựa trên bảng biểu giá cước vận chuyển so chính bên vận chuyển đưa ra. Đây là khoản phí bắt buộc các doanh nghiệp cần phải bỏ ra để chi trả cho đơn vị cung cấp vận tải quốc tế.

VÍ DỤ: Anh BNK giao một kiện hàng cho bên đơn vị giao hàng vận tải quốc tế XPR giao sang Trung Quốc, cước phí vận chuyển của kiện hàng là 60.000 VNĐ, và thuế suất thuế giá trị gia tăng ở đây sẽ là 0%.

→ Chứng từ thu cước vận chuyển quốc tế là loại hóa đơn, chứng từ do chính bên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế lập nên nhằm mục đích ghi nhận lại các thông tin về việc cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế đúng quy định Pháp Luật.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ dịch vụ xuất nhập khẩucần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

vận tải quốc tế có chịu thuế gtgt 3
Hỏi đáp vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giải đáp rõ ràng những thắc mắc của các bạn về vấn đề dịch vụ vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT hay không. Trung tâm luôn chiêu sinh các khóa học về thuế, thực hành kế toán,… Nếu bạn muốn nâng cao kiến thức, hiểu biết hơn về chuyên môn kế toán hãy đăng ký ngay để học nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...