Đặc quyền được hưởng khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế 2019

Đặc quyền bảo hiểm y tế 2019 – Đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách bảo hiểm y tế vì có một số văn bản thuộc lĩnh vực này đã chính thức được áp dụng thi hành. Hôm nay, Kế toán Việt Hưng xin giới thiệu tới bạn đọc một số đặc quyền mà người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế năm 2019 sẽ được hưởng.

bảo hiểm y tế
Đặc quyền được hưởng khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế năm 2019

Bảo hiểm y tế (BHYT) là 1 trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất hiện nay cho người lao động khi thăm, khám chữa bệnh. 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được nêu tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  • Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
  • Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
  • Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
  • Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

1. Không cần in mới, đổi thẻ BHYT từ năm 2019

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết sang năm 2019, sẽ không in, cấp mới thẻ BHYT mà cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp nối tiếp giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu. Trên thẻ BHYT năm 2018 đã không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ mà chỉ ghi ngày bắt đầu có giá trị sử dụng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng khẳng định, sẽ triển khai thực hiện thẻ BHYT điện tử thay cho thẻ giấy ngay trong năm 2018. Vậy là khi quy định này được áp dụng, tất cả các thông tin về quá trình tham gia BHYT sẽ được cập nhật trên thẻ điện tử. Điều này giúp cho người dân không phải tốn thêm thời gian đăng ký mua, chờ nhận thẻ mới, và việc quản lý thông tin, dữ liệu cũng nhanh chóng, tiện lợi hơn.

2. Cấp lại thẻ BHYT trong 24 giờ

Cũng từ năm 2019, thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT rút từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Từ ngày 1/1/2019, thời gian giải quyết cấp thẻ BHYT được thực hiện trong ngày (24 giờ).

Theo lộ trình trên, trường hợp thay đổi thông tin sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được BHXH Việt Nam xử lý không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện trong ngày. Việc cấp lại, đổi thẻ được thực hiện tại cơ quan BHXH quản lý thu và cấp thẻ BHYT trước đó. Vậy là theo quy định mới này sẽ giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, giúp cho quy trình xử lý nhanh gọn và hiệu quả hơn.

3. Điều kiện mới để được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

bảo hiểm y tế

Theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 14 của Nghị định 146/2018/NĐ/CP, trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh mà thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Tức là chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 208.500 đồng thì sẽ được BHYT chi trả cho 100% chi phí ( với mức lương cơ sở trước ngày 30/06/2019 là 1,39 triệu đồng/tháng); còn từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở tăng lên mức 1,49 triệu đồng/tháng, do đó chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 223.500 đồng thì người bệnh được hưởng quyền lợi nêu trên.

Theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, từ ngày 1/1/2015, các trường hợp có thẻ Bảo hiểm y tế đã tham gia Bảo hiểm y tế từ đủ 5 năm liên tục kể từ ngày tham gia và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.

Khi được cấp giấy chứng nhận này, người tham gia Bảo hiểm y tế không phải thanh toán phần cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí khám chữa bệnh (chỉ áp dụng đối với trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến).

* Để được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên;

+ Có số tiền cùng chi trả chi phí chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;

+ Đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.

* Đối tượng được BHYT chi trả 100% gồm:

– Trẻ em dưới 6 tuổi

– Đối tượng khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã

– Đối với người có công với cách mạng

– Đối tượng đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân

* Trong trường hợp tổng chi phí 1 lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở, BHYT sẽ chi trả 95% cho các đối tượng sau:

– Đối với người đang hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Người thuộc hộ gia đình nghèo

– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn

– Thân nhân của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, con đẻ)

* Đối với các đối tượng tham gia BHYT khác không thuộc đối tượng hưởng trên (bao gồm cả NLĐ tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện) phải đồng chi trả 20%.

* Khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trái tuyến, vượt tuyến) 

+ KCB tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh theo phạm vi và mức hưởng quy định;

+ KCB tại bệnh viện tuyến tỉnh: Mức hưởng bằng 60% chi phí điều trị nội trú theo phạm vi và mức hưởng quy định;

+ KCB tại bệnh viện tuyến trung ương: Mức hưởng bằng 40% chi phí điều trị nội trú theo phạm vi và mức hưởng quy định;

Lưu ý:

– Đối với các trường hợp trong tình trạng cấp cứu được hưởng 100%chi phí điều trị nội trú.

– Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

– Từ ngày 01/01/2016, thông tuyến KCB xã, huyện trong cùng địa bàn tỉnh: người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có được chi trả theo mức hưởng đúng tuyến

– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tạ xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bênh viện tuyến huyện, điều trị nội trú với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh.

– Đối với các trường hợp đi KCB chưa có thẻ BHYT cấp lại do mất, hỏng,…thì đối tượng tham gia BHYT thực hiện thanh toán như trường hợp thông thường qua giấy hẹn của cơ quan BHXH cung cấp. Còn khám bệnh, chữa bệnh tại nơi không ký hợp đồng KCB BHYT, bệnh nhân có thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp như sau:

bảo hiểm y tế

4. Nhiều loại thuốc mới được BHYT chi trả

Từ ngày 01/01/2019, Bộ Y tế áp dụng Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ mới thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo Thông tư 30/2018/TT-BYT. Hàng loạt loại thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo BHYT như: Thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…; thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, hạ sốt…

Theo quy định, BHYT sẽ thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không thanh toán trong các trường hợp như: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh…

5. Mức nộp bảo hiểm y tế 2019

Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng hoặc tiền trợ cấp tháng.

Đối với đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm được tính như sau:

+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

+ Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.

+ Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.

+ Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.

+ Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Cụ thể chi phí phải đóng BHYT theo hộ gia đình trong năm 2019 như sau:

BHYT

Lưu ý: Mức đóng trên chưa tính chi phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và mức đóng này sẽ thay đổi dựa vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng

Lưu ý nhóm do Ngân sách nhà nước đóng:

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo => Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS

Học sinh, sinh viên => Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.

Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình. => Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS.

Vậy là những đổi mới trong chính sách Bảo hiểm năm 2019 đã mang lại cho người dân nhiều đặc quyền thiết thực hơn. Mong rằng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích với bạn đọc. Hãy đón đọc những bài viết sắp tới cùng chúng tôi nhé. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *