Với mỗi cá nhân khi đi làm thì chắc chắn ai cũng sẽ quan tâm đến mức đóng thuế thu nhập cá nhân của mình mỗi tháng và những trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân. Hôm nay Kế Toán Việt Hưng với nhiều năm kinh nghiệm về thuế xin chia sẻ các quy định mới về mức đóng thuế thu nhập cá nhân qua bài viết sau đây.
Văn bản pháp luật được áp dụng
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Nghị định 65/2013/NĐ-CP
- Thông tư 111/2013/NĐ-CP
1. Giới thiệu cơ bản về thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập mỗi tháng phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước
2. Đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập chịu thuế là tất cả các khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân.
Với cách quy định như vậy đồng nghĩa với việc xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là tất cả các khoản thu nhập tính từ đồng thu nhập đầu tiên.
- Thu nhập từ kinh doanh.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Thu nhập từ đầu tư vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ trúng thưởng.
- Thu nhập từ bản quyền.
- hu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ nhận thừa kế.
- Thu nhập từ nhận quà tặng.
3. Đối tượng bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Cá nhân cư trú:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên(Trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam)
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (Có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có thuê nhà với thời gian của hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm được tính thuế).
Chú ý:
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
Cá nhân không cư trú: là nhóm cá nhân không thỏa mãn một trong hai điều kiện cần thiết để xác định là cá nhân cư trú.
4. Căn cứ cách tính mức đóng thuế thu nhập cá nhân cư trú
4.1. Thu nhập tính thuế: chia thành 2 nhóm
Thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế theo quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.
Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế được xác định theo phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với từng thu nhập cụ thể (
Công thức:
4.2. Thu nhập chịu thuế
Đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh:
Cụ thể:
- Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh gồm:
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản: được xác định theo công thức:
Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng
Thu nhập chịu thuế từ bản quyền
Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại
Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng.
4.3. Các khoản giảm trừ
Thứ 1 Giảm trừ gia cảnh:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
Điều kiện giảm trừ:
- Thu nhập được xác định để giảm trừ gia cảnh là thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế.
- Áp dụng đối với cá nhân cư trú.
Mức giảm trừ:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Nguyên tắc giảm trừ: “Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế”. Quy định này về mặt lý luận thì khá hợp lý.
Xác định người phụ thuộc: Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng.
- Con: Dưới 18 tuổi, trên 18 tuổi bị tàn tật và không có khả năng lao động, con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay dạy nghề( Không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá ngưỡng quy định).
- Vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ hoặc chồng, và các cá nhân khác có phụ thuộc vào người đóng thuê: Ngoài độ tuổi lao động( Có thu nhập nhưng không vượt quá ngưỡng cho phép) và trong độ tuổi lao động( Không còn khả năng lao động, có có thu nhập mỗi tháng cuối cùng là có thu nhập những không vượt quá ngưỡng cho phép).
Chú ý các mục trên bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Đối tượng khác mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Phải có giấy xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền về tàn tật và không có khả năng lao động.
- Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
(các mức đóng thuế thu nhập cá nhân)
Thứ 2 Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo:
Điều kiện giảm trừ: “Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú”.
Như vậy điều kiện giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo giống với giảm trừ gia cảnh.
Các trường hợp được giảm trừ:
- Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa.
- Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
4.4. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Đối với cá nhân không cư trú
Xác định thu nhập tính thuế và thuế suất
Loại thu nhập | Thu nhập tính thuế | Thuế suất | Ghi chú |
Thu nhập từ kinh doanh | Là doanh thu: gồm toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả chia thành 3 nhóm: | ||
– Hoạt động kinh doanh hàng hoá. | 1% | ||
– Hoạt động kinh doanh dịch vụ. | 5% | ||
– Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác | 2% | ||
Thu nhập từ tiền lương, tiền công | Là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. | 20% | Thu nhập có thể được trả ở nước ngoài |
Thu nhập từ đầu tư vốn | Là tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam | 5% | |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn | Là tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam | 0,1% | Không phân biệt được thực hiện tại VN hay nước ngoài |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản | Là giá chuyển nhượng bất động sản. | 2% | Không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ hoặc nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. | 5% | |
Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng | Là phần giá trị giải thưởng, giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam | 10% |
(quy định mức đóng thuế thu nhập cá nhân)
Đối với cá nhân cư trú
Đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng:
Thu nhập tính thuế | Thuế suất (%) |
a) Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
c) Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn | 20 |
e) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán | 0.1 |
f) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản | 2 |
(mức đóng thuế thu nhập cá nhân)
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
Loại thu nhập | Thời điểm xác định |
Từ hoạt động kinh doanh | -Cá nhân nhận được thu nhập hoặc
-Thời điểm xuất hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ |
Từ tiền lương, tiền công | -Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc
-Cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. |
Từ tiền đầu tư vốn | |
Từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | |
Từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng | |
Từ hoạt động chuyển nhượng vốn | Hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực |
Từ chuyển nhượng bất động sản |
Trên đây là những quy định mới về mức tính thuế thu nhập cá nhân, với những gì chúng tôi chia sẻ ở trên mong phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về mức đóng thuế của bản thân. Chúc bạn thành công!