[Bí kíp] Mẹo học nguyên lý kế toán dễ nhớ không quên

Mẹo học nguyên lý kế toán dễ nhớ không quên – Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán thì môn nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc phải học đầu tiên. Do đó, bạn cần học thuộc và hiểu thật sâu môn này trước tiên rồi mới học những môn tiếp theo vì nguyên lý kế toán là những kiến thức căn bản của nghề. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn cách học nguyên lý kế toán một cách dễ nhớ nhất.

học nguyên lý kế toán
[Bí kíp] Học nguyên lý kế toán dễ nhớ không quên

1. Mẹo học nguyên lý kế toán cơ bản: Thuộc lòng bảng hệ thống kế toán

Điều đầu tiên các bạn cần học đó chính là thuộc các tài khoản kế toán. Nếu không thuộc lòng bạn sẽ không thể làm được bài tập của mình một cách hiệu quả nhất, hơn nữa bạn sẽ gặp nhiều bất lợi khi đi làm. 

Để thuận lợi hơn khi học, bạn nên: 

 

  • Ghi nhớ tài khoản theo các đầu tài khoản:

 

Tài khoản đầu 1: TK tài sản ngắn hạn

Tài khoản đầu 2: TK tài sản dài hạn

Tài khoản đầu 3: TK nợ phải trả

Tài khoản đầu 4: TK nguồn vốn chủ sở hữu

Tài khoản đầu 5: TK doanh thu

Tài khoản đầu 6: TK chi phí sản xuất kinh doanh

Tài khoản đầu 7: 711 là TK thu nhập khác

Tài khoản đầu 8: 811 là TK chi phí khác

Tài khoản đầu 9: 911 là TK xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản đầu 0: Từ 001 đến 007 là TK ngoài bảng.

Việc nhớ bảng cân đối tài khoản kế toán theo cách này sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn và khó quên nhất.

 

  • Tập trung vào 4 loại tài khoản chính:

 

– Tài khoản tài sản sẽ có đầu là 1 và 2: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có

– Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầy là 3 và 4: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có 

– Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có

– Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có

Lưu ý riêng 214 và 129 và một số tài khoản đặc biệt khác được hạch toán khác với TK cùng loại (học nguyên lý kế toán).

2. Tự học nguyên lý kế toán: Học đi đôi với thực hành

Để nhớ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bạn học đến đâu cố gắng cho ví dụ đến đó để thực hành hoặc bạn cũng có thể làm các bài tập về định khoản. Điều này giúp bạn liên kết quan hệ đối ứng của các tài khoản sẽ giúp bạn nhớ rất lâu, vì thực hành luôn là cách tốt nhất để học những điều mới.

Các bước khi định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm: 

– Xác định các tài khoản tài khoản liên quan đến nghiệp vụ phát sinh 

– Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)

– Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có

– Xác định số tiền cụ thể vào từng tài khoản

Các nguyên tắc định khoản

– Ghi Nợ trước – ghi Có sau

– Nghiệp vụ tăng ghi 1 bên – Nghiệp vụ giảm ghi 1 bên

– Tổng giá trị ghi Nợ = Tổng giá trị ghi Có

– Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn

– Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại

– Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – phát sinh giảm trong kỳ

3. Mẹo học nguyên lý kế toán cơ bản các trọng điểm cần ghi nhớ

– Các bạn cần nắm chắc các khái niệm, chức năng, đối tượng, nguyên tắc kế toán: Kế toán, hạch toán, phân biệt hạch toán kế toán với các loại hạch toán khác, hiểu về chức năng nhiệm vụ của kế toán, đối tượng kế toán nghiên cứu là gì? mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nội dung các nguyên tắc kế toán chung.

– Phải hiểu được ý nghĩa của chứng từ kế toán, nội dung các yếu tố cơ bản trong một chứng từ kế toán, trình tự xử lý luân chuyển chứng từ kế toán, những quy định của pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán (học nguyên lý kế toán)

– Nắm được nội dung, kết cấu chung của các loại tài khoản kế toán, các cách phân loại tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản. Nắm bắt được quy trình kiểm tra việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết.

– Nắm được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, cơ sở số liệu và phương pháp lập các báo cáo đó. Biết vận dụng cơ sở dữ liệu để lập một báo cáo cụ thể (dưới dạng đơn giản).

– Nắm được nội dung, các nghiệp vụ chính trong các quy trình kế toán: mua hàng, sản xuất, bán hàng… 

– Nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ kế toán.

THAM KHẢO: Các khoá Nguyên lý kế toán

Trên đây là cách học và các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ của môn nguyên lý kế toán. Sau môn này, còn rất nhiều môn học tiếp theo mà bắt buộc bạn phải có kiến thức của nguyên lý kế toán. Chúc các bạn học thật tốt môn học này!

 

4 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
hàkl@gmail.com
hàkl@gmail.com
Bình chọn :
     

Nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ kế toán

Sửa đổi gàn nhất 1 năm trước bởi hàkl@gmail.com
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...