CÁCH HẠCH TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ TK 136 THEO THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC
Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn cách hạch toán phải thu nội bộ tài khoản 136.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập. Vậy cách hạch toán phải thu nội bộ TK 136 theo Thông tư 133 là như thế nào.
Tham khảo:
Cách hạch toán tài khoản 156 theo thông tư 133/2016/TT-BTC.
Cách hạch toán dự phòng phải trả tài khoản 352
1. Cách hạch toán phải thu nội bộ TK 136 cần biết
Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này là các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán, như các chi nhánh, xí nghiệp, ban quản lý dự án… hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp.
Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào tài khoản 136 bao gồm:
1.1. Ở doanh nghiệp cấp trên :
– Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới;
– Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ;
– Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định;
– Các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lượng giao khoán nội bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ;
– Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dưới;
– Các khoản phải thu vãng lai khác.
1.2. Ở đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc:
– Giá trị sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chuyển cho đơn vị cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ khác để bán; Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị nội bộ;
– Các khoản được doanh nghiệp cấp trên cấp nhưng chưa nhận được;
– Các khoản đã chi, đã trả hộ doanh nghiệp cấp trên và đơn vị nội bộ khác;
– Các khoản nhờ doanh nghiệp cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ;
– Các khoản phải thu nội bộ vãng lai khác.
Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị cấp dưới có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ. Doanh nghiệp cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải thu nội bộ trong kỳ kế toán.
Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 “Phải thu nội bộ”, tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” với các đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị cấp dưới có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” và tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” (theo chi tiết từng đối tượng). Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.
2. Kết cấu cách hạch toán phải thu nội bộ TK 136
2.1. Bên Nợ gồm:
– Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới;
– Các khoản đã chi hộ, trả hộ doanh nghiệp cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ;
– Kinh phí chủ đầu tư giao cho BQLDA; Các khoản khác được ghi tăng số phải thu của chủ đầu tư đối với BQLDA;
– Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống;
– Số tiền doanh nghiệp cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp;
– Các khoản phải thu nội bộ khác.
– Số tiền phải thu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ với nhau.
2.2. Bên Có gồm:
– Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị cấp dưới;
– Giá trị TSCĐ hoàn thành chuyển lên từ BQLDA; Các khoản khác được ghi giảm số phải thu của chủ đầu tư đối với BQLDA;
– Quyết toán với đơn vị cấp dưới về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng;
– Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng
– Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;
Kế toán việt Hưng cam kết mang đến những khóa học kế toán chất lượng, đảm bảo đầu ra tốt phục vụ cho ngành kế toán. Với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm hài lòng các học viên.