Kế toán trường học cơ sở ngoài công lập | Thông tư số 140/2007/TT-BTC

Kế toán trường học cơ sở ngoài công lập thực hiện công tác kế toán theo quy định tại TT số 140/2007/TT-BTC. Thông tư này hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản và phương pháp ghi chép một số tài khoản kế toán, sổ kế toán, mẫu báo cáo tài chính, giải thích nội dung, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính có thay đổi so với Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

kế toán trường học
Kế toán trường học cơ sở ngoài công lập (Thông tư số 140/2007/TT-BTC)

Cơ sở ngoài công lập phải mở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ và lập báo cáo tài chính theo quy định.

 Kỳ kế toán:

  • Kỳ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập là kỳ kế toán năm. 
  • Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. 
  • Cơ sở ngoài công lập có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau. 
  • Khi thực hiện phải thông báo cho cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan Thuế quản lý trực tiếp biết.

1. Nội dung công khai

Tình hình hoạt động và tình hình tài chính, bao gồm các nội dung:

  • Công khai mức thu phí, lệ phí;
  • Công khai mức hỗ trợ và số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập;
  • Công khai các khoản đóng góp cho NSNN của cơ sở ngoài công lập;
  • Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
  • Trích lập và sử dụng các quỹ;
  • Kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác;
  • Thu nhập của người lao động;
  • Các nội dung khác theo quy định của pháp luật (kế toán trường học)

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho kế toán trường học cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và các sửa đổi, bổ sung sau:

  1. Bổ sung 4 tài khoản cấp 1:
  • Tài khoản 161 – Chi dự án
  • Tài khoản 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
  • Tài khoản 461 – Nguồn kinh phí dự án (kế toán trường học)
  • Tài khoản 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
  • Và 1 tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán: Tài khoản 008 – Dự toán chi chương trình, dự án.
  1. Không áp dụng các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán sau:
  • Tài khoản 3413   – Trái phiếu phát hành
  • Tài khoản 34131 – Mệnh giá trái phiếu
  • Tài khoản 34132 – Chiết khấu trái phiếu
  • Tài khoản 34133 – Phụ trội trái phiếu
  • Tài khoản 4112   – Thặng dư vốn cổ phần
  • Tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ (kế toán trường học)

2. Phương pháp hạch toán kế toán trường học một số hoạt động kinh tế chủ yếu:

  • Về hạch toán doanh thu chưa thực hiện là thu học phí cho nhiều kỳ (kế toán trường học)

Theo quy định của điểm 4.5.2 Thông tư 140/2007/TT-BTC, khi thu học phí,cho nhiều kỳ, ghi:

 Nợ các TK 111, TK 112 (Tổng số tiền nhận trước)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán tương ứng với khối lượng dịch vụ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Phần doanh thu của kỳ kế toán)

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).

  • Trường hợp trả lại tiền học phí, tiền bán vé do sinh viên, học sinh thôi học hoặc do phải huỷ bỏ cuộc biểu diễn, thi đấu, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Có các TK 111, TK 112

  • Khi cơ sở ngoài công lập hoàn trả lại học phí cho học sinh, sinh viên thôi học, khi chi trả tiền, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112.

  • Khi quyết toán các khoản thu hộ, chi hộ trong cơ sở đào tạo ngoài công lập, nếu có phần chênh lệch thu lớn hơn chi không phải hoàn trả, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).

  • Đối với các khoản học phí, viện phí đã ghi nhận doanh thu, khi có quyết định miễn giảm học phí, viện phí cho các đối tượng theo quy chế của cơ sở ngoài công lập, ghi:

Nợ TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (5213)

Có các TK 111, 112, 131.

  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu do miễn giảm học phí, viện phí,… phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (kế toán trường học)

  • Khi xuất vật liệu, công cụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 152, 153 (Nếu xuất kho vật liệu, công cụ ra sử dụng)

Có các TK 111, 112, 141, 331,… (Nếu vật liệu, công cụ mua ngoài đưa vào sử dụng ngay).

  • Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ cung cấp dịch vụ thì phải phân bổ dần (như thiết bị, máy móc không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ….). Khi xuất dùng, ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (Nếu phân bổ ngắn hạn)

Nợ TK TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phân bổ dài hạn)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Định kỳ, khi phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (kế toán trường học).

  • Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận, thực hiện dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 – Phải trả người lao động (kế toán trường học).

  • Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tính trên tiền lương phải trả của người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận theo quy định của Nhà nước và theo cam kết của cơ sở ngoài công lập với người lao động, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

  • Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (kế toán trường học).

  • Chi phí điện, nước, điện thoại, vệ sinh,… thuộc các khoa, phòng, ban, bộ phận thực hiện dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

  • Chi phí đào tạo bồi dưỡng người lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, thuê địa điểm, trụ sở làm việc, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 111, 112, 331,…

  •  Trường hợp trả tiền thuê trụ sở, văn phòng làm việc phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ cho nhiều kỳ, kế toán phải phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi trả tiền, ghi:

Nợ các TK 142, 242

Có các TK 111, 112 (kế toán trường học).

Khi phân bổ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 142, 242.

Kế toán trường học cơ sở ngoài lập cần phải thực hiện theo chế độ hạch toán của TT 140/2007/TT-BTC. Do đó, kế toán viên cần nắm vững các nghiệp vụ hạch toán đã được quy định trong TT. Chúc bạn thành công.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận