Để trở thành một kế toán viên giỏi các bạn cần có rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Một trong số đó là việc định khoản kế toán. Đây là công việc thường xuyên của một kế toán. Nó có thể là một nghiệp vụ đơn giản nhưng cũng có thể là một nghiệp vụ mà các bạn chưa từng được học. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu về Các nguyên tắc kế toán cơ bản trong định khoản kế toán qua bài viết phía dưới đây.
1. Định khoản kế toán là gì?
Định khoản kế toán là cách xác định ghi chép số tiền của các Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào bên Nợ và bên Có của các tài khoản kế toán liên quan.
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản trong định khoản kế toán
– Đối với tài sản: Tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có đồng thời ghi bên Có, bên Nợ của tài khoản đối ứng.
-Đối với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ đồng thời ghi bên Nợ, bên Có của tài khoản đối ứng.
-Đối với vốn chủ sở hữu được đầu tư vào doanh nghiệp ghi bên Có của tài khoản vốn chủ sở hữu.
-Đối với vốn chủ sở hữu xuất ra ghi bên Nợ tài khoản vốn chủ sở hữu.
-Đối với thu nhập làm tăng vốn chủ sở hữu: ghi bên Có tài khoản thu nhập và bên Nợ tài khoản đối ứng. Đối với thu nhập làm giảm vốn chủ sở hữu: ghi bên Nợ tài khoản thu nhập và ghi bên Có tài khoản đối ứng.
-Đối với các loại chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu ghi bên Nợ tài khoản chi phí đồng thời ghi bên Có tài khoản đối ứng.
– Tổng số tiền bên Nợ = Tổng số tiền bên Có
3. Quy trình định khoản kế toán cơ bản
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
– Cần xác định nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đó ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán nào
Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan
– Xác định chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng
– Tài khoản dùng cho đối tượng kế toán là tài khoản nào
Bước 3: Xác định hướng tăng, giảm của các tài khoản
– Xác định loại tài khoản (tài khoản đầu mấy?)
– Xu hướng biến động của từng tài khoản (tăng hay giảm)
Bước 4: Định khoản
– Xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có
– Ghi số tiền tương ứng
Ví dụ : Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng: 1.000.000 đồng
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
Xác định được 02 tài khoản kế toán:
– Tiền mặt
– Tiền gửi ngân hàng
Bước 2: Xác định tài khoản liên quan
– Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 133/2016/TT-BTC
– Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Tài khoản Tiền mặt (tiền VNĐ): 1111 và Tiền gửi ngân hàng (tiền VNĐ): 1121
Bước 3: Xu hướng biến động
– Tài khoản 1111: giảm 1.000.000 đồng
– Tài khoản 1121: tăng 1.000.000 đồng
Bước 4: Định khoản
Tài khoản 1121 tăng lên 1.000.000 đồng => Ghi Nợ tài khoản 1121, số tiền 1.000.000 đồng
Tài khoản 1111 giảm đi 1.000.000 đồng => Ghi Có tài khoản 1111, số tiền 1.000.000 đồng
=> Cuối cùng chúng ta có định khoản sau:
Nợ TK 1121: 1.000.000đ
Có TK 1111: 1.000.000đ
4. Kết cấu tài khoản
-Tài khoản đầu 1 và đầu 2: Tài khoản tài sản
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
-Tài khoản đầu 3 và đầu 4: Tài khoản nguồn vốn
Phản ánh công nợ phải trả và nguồn vốn hình thành nên tài sản cho doanh nghiệp
-Tài khoản đầu 5 và đầu 7: Tài khoản doanh thu và thu nhập khác
Đây là 2 đầu tài khoản phản ánh nguồn thu của doanh nghiệp
-Tài khoản đầu 6 và đầu 8: Tài khoản chi phí và chi phí khác
Đầu tài khoản này phản ánh chi phí hay đầu ra của doanh nghiệp
-Tài khoản đầu 9: Xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ kế toán viên sẽ làm nhiệm vụ kết chuyển doanh thu và chi phí sang kết quả hoạt động kinh doanh. Cho biết kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
5. Một số phương trình kế toán
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
TỔNG NGUỒN VỐN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ
Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề Các nguyên tắc kế toán cơ bản trong định khoản kế toán – Hãy đến Việt Hưng để tham gia các Khoá học ké toán online uy tín tại Trung tâm!