Đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón có những đặc điểm gì cần quan tâm, thuế xuất GTGT là bao nhiêu %, nguyên vật liệu chính là gì? Định mức nguyên vật liệu cho các sản phẩm được xây dựng ra sao? Phương pháp tính giá thành cho loại hình này như thế nào. Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp bạn và trả lời toàn bộ các vướng mắc mà bạn đang gặp.
1. Nội dung hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất phân bón cần lưu ý.
– Đối với nguyên vật liệu mua vào như đạm, ka ly…
Nợ TK 152
Có TK 111,112, 331
– Hướng dẫn hạch toán mua công cụ dụng cụ: Dùng cho bộ phận sản xuất ra sản phẩm phân bón và dùng cho quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 242
Có TK 331
+ Khi trích chi phí phân bổ công cụ dụng cụ vào giá thành
Nợ TK 154 Theo thông tư 133
Có TK 242:
Nợ TK 6273: Theo thông tư 200
Có TK 242
– Hướng dẫn mua tài sản cố định: Dùng cho các bộ phận sản xuất tạo ra các sản phẩm phân bón và cho quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 2111
Nợ TK 1331
Có TK 331,111
+ Khi trích chi phí khấu hao tính vào giá thành các sản phẩm
Nợ TK 154 : Theo thông tư 133
Có TK 214
Nợ TK 6274: Theo thông tư 200
Có TK 214
– Hướng dẫn hạch toán chi phí mua ngoài khác
Nợ TK 154: Theo thông tư 133
Có TK 111,112
Nợ TK 6277: Theo thông tư 200.
Có TK 111,331
– Hướng dẫn kết chuyển chi phí để tính giá thành các sản phẩm
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
– Cuối cùng mới nhập kho các sản phẩm
Nợ TK 155
Có TK 154
Lưu ý: Việc phân bổ chi phí chung đối với các sản phẩm phân bón được áp dụng theo tiêu thức nguyên vật liệu.
2. Các nội dung lưu ý khi hạch toán công ty sản xuất phân bón
- Nguyên vật liệu đầu vào cần có sự quy đổi
- Nếu doanh nghiệp một lúc sản xuất ra nhiều loại phân bón khác nhau nên áp dụng phương pháp giá thành tỷ lệ.
Trên đây là các nội dung cơ bản về việc hạch toán, kế toán Việt Hưng xây dựng khóa học kế toán sản xuất phân bón để hướng dẫn các bạn học và tự chủ trong công việc kế toán của mình!