Lamketoan.vn sẽ hướng dẫn ủy quyền quyết toán thuế TNCN và các quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền cho TCTTN QTT
Căn cứ khoản 3 điều 21 thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015
Ký hiệu: QTT: quyết toán thuế, TCTTN: Tổ chức trả thu nhập
Quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền cho TCTTN QTT
1. Các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2018
A. Trường hợp 1: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền
cho TCTTN QTT thay đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả, kể cả trường hợp cá nhân đó đồng thời có thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà đã khấu trừ thuế TNCN 10%
+ Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại TCTTN
+ Cá nhân đó ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại TCTTN
+ Tại thời điểm ủy quyền QTT cá nhân đó vẫn đang làm việc tại TCTTN (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm)
Ví dụ 1: Bà A ký hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty C tổng thu nhập năm 2017 của bà là: 85.160.000 đồng. Bà không có thu nhập nào khác và hiện tại bà vẫn đang là công nhân tại công ty C. Như vậy bà A được ủy quyền QTT TNCN cho công ty C
B. Trường hợp 2: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền
cho TCTTN QTT thay đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu QTT đối với phần thu nhập này
+ Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại TCTTN
+ Cá nhân đó ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại TCTTN
+ Tại thời điểm ủy quyền QTT cá nhân đó vẫn đang làm việc tại TCTTN (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm)
Ví dụ 2: Ông H là lao động chính thức tại Công ty B. Trong năm 2017, ngoài thu nhập chính tại công ty B, ông còn có thu nhập vãng lai tại công ty M với số tiền là 20.000.000 đồng và đã khấu trừ 10% tại tại công ty M.
Ta thấy 20.000.000 : 12 = 1.666.666 đồng/tháng < 10.000.000 đồng và thu nhập này đã khấu trừ 10%. Như vậy ông H đủ điều kiện ủy quyền QTT TNCN cho công ty B phần thu nhập tại công ty B
C. Trường hợp 3:
TCTTN thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất…) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới. Nến trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại tổ chức khác thì được ủy quyền QTT cho tổ chức mới QTT thay đối với cả phần thu nhập tổ chức cũ
Ví dụ 3: Từ tháng 01-07/2017 anh A là công nhân chính thức tại công ty M. Từ tháng 08/2017, do công M sát nhập vào công ty N nên anh A được chuyển sang công ty N để làm tiếp. Và anh A không có thu nhập nào khác. Như vậy năm 2017, anh A được ủy quyền QTT TNCN cho công ty N.
Cá nhân không được ủy quyền QTT cho TCTTN
- Người lao động thuộc quy định tại khoản 3 điều 21 thông tư 92/2015/TT-BTC nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại tổ chức đó
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế, hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ)
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi
- Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai tại 1 nơi)
- Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn,…thì không ủy quyền QTT mà cá nhân tự khai QTT kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 điều 46 thông tư 156/2013/TT-BTC
Xem thêm: Cách tính thuế TNCN phải nộp từ tiền lương, tiền công
2. Hồ sơ quyết toán thuế
2.1. Đối với người lao động cần chuẩn bị
+ Cung cấp mã số thuế TNCN cho TCCTTN quyết toán thay. Trong trường hợp người lao động chưa có mã số thuế thì cần phô tô chứng minh thư hoặc thẻ căn cước để TCTTN đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được cấp mã số thuế.
+ Nếu có giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì cá nhân đó phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của người phụ thuộc cho TCTTN
2.2. Đối với tổ chức trả thu nhập quyết toán thay
+ Sử dụng mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC
+ Nếu doanh nghiệp có số lượng lớn người lao động ủy quyền QTT thì doanh nghiệp lập danh sách cá nhan ủy quyền và cam kết tính chính xác, trung thực về số liệu trước pháp luật
Ghi chú:
- Tổ chức thuộc diện chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền
- Khi lập tờ khai quyết toán thuế TNCN 05/QTT-TNCN phần phụ lục 05-1BK-QTT- TNCN thì tích vào ô “ cá nhân ủy quyền QTT thay”
- Nếu trong năm không phát sinh tiền lương và thu nhập của bất kỳ cá nhân nào thì vẫn phải nộp tờ khai quyết toán TNCN trắng.
Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết thu nhập cá nhân 02/UQ/QTT-TNCN