Mức phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Không ít các doanh nghiệp đã hoặc đang tìm đủ mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị phát hiện đủ chứng cứ thì DN sẽ phải chịu các mức phạt về hành vi trốn thuế của mình.

mức phạt về hành vi trốn thuế

1. Khái niệm về trốn thuế, gian lận thuế

Trốn thuế, gian lận thuế là hành vi thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về thuế, nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc tạo ra các thông tin không có thật trên thực tế, tạo hồ sơ giả để được hưởng các ưu đãi về thuế.

2. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 13, thông tư số 166/2013/TT-BTC (quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế), thì DN có 1 trong các hành vi sau được coi là trốn thuế hoặc gian lận thuế:

– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế với CQ thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp chậm sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn hoặc hết thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế do Luật thuế quy định, trừ trường hợp DN không phát sinh số thuế phải nộp.

– Sử dụng các hình thức để làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn – miễn hoặc giảm:

           Sử dụng sai quy định của luật pháp về hoá đơn, chứng từ, sử dụng hoá đơn không còn giá trị sử dụng để khai thuế.

            Tạo hồ sơ giả để giảm số lượng và giá trị của vật tư, hàng hoá không đúng thực tế.

            Không phản ánh trong sổ sách kế toán các khoản thu về việc xác định số thuế phải nộp.

           Không kê khai hay có KK nhưng kê khai sai các hoá đơn, chứng từ về số lượng, giá trị hàng hoá bán ra, dịch vụ cung ứng ra.

           Tẩy xoá, sửa chữa hoặc huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ sách kế toán.

– Không xuất hoá đơn cho khách hàng khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế trong kỳ tính thuế.

– Sử dụng hàng hoá của DN để được miễn thuế, xét được miễn thuế không đúng quy định mà không thông báo với cơ quan thuế về việc chuyển đổi mục đích sử dụng, kê khai thuế.

– Hàng hoá đang vận chuyển không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

Người nộp thuế (NNT) đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn đang thực hiện việc kinh doanh.

3. Mức phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Đối với những hành vi nhằm trốn thuế, gian lận thuế được kể trên, sẽ bị xử phạt từ 1 đến 3 lần tính trên số tiền thuế mà NNT đã trốn thuế hoặc gian lận thuế so với nghĩa vụ thực tế về thuế với Nhà nước. Chi tiết như sau:

– Phạt tiền 1 lần tính trên số tiền thuế đã trốn hoặc đã gian lận trong trường hợp NNT vi phạm lần đầu (trừ việc kê khai sai dẫn đến tính thiếu số thuế phải nộp) hoặc tái vi phạm lần 2 mà có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên. Đây là mức phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế mức độ nhẹ nhất.

– Phạt tiền 1.5 lần tính trên số tiền thuế đã trốn hoặc đã gian lận trong trường hợp NNT vi phạm lần đầu mà có tình tiết tăng nặng hoặc tái vi phạm lần 2 mà có 1 tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2 lần tính trên số tiền thuế trốn hoặc gian lận trong trường hợp NNT tái vi phạm lần 2 mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tái vi phạm lần 3 mà có 1 tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2.5 lần tính trên số tiền thuế trốn hoặc gian lận trong trường hợp NNT tái vi phạm lần 2 mà có 1 tình tiết tăng nặng hoặc tái vi phạm lần 3 mà không có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 3 lần tính trên số thuế trốn, gian lận trong trường hợp NNT tái vi phạm lần 2 mà có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên hoặc tái vi phạm lần 3 có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ 4 trở đi.

Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính về thuế

Chú ý: ngoài mức phạt về hành vi trốn thuế theo tỷ  lệ như trên, NNT còn phải nộp đủ số tiền thuế đã trốn, đã gian lận vào Ngân sách Nhà nước.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận