Hướng dẫn kế toán hạch toán và phân bổ chi phí mua hàng

Phân bổ chi phí mua hàng là chi phi rất hay thường gặp tại các doanh nghiệp. Với từng loại hình của doanh nghiệp thì chi phí mua hàng cũng khác nhau. Do đó việc hạch toán và phân bổ chi phí mua hàng cũng gây ít nhiều khó khăn cho các kế toán. Hãy cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Chi phí mua hàng là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng của doanh nghiệp. Bao gồm chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, chi phí vận chuyển, bốc xếp; thuê bến bãi, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa,…

1. Hạch toán chi phí mua hàng liên quan khi mua hàng

Khi phát sinh chi phí mua hàng

Nợ TK 152, 156, 641, 642…     Chi phí mua hàng
Nợ TK 133                                  Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331…    Tổng giá thanh toán

Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ

Nợ TK 152, 156, 641, 642…   Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133                                Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

Khi doanh nghiệp phát sinh chi phí vận chuyển, bốc dỡ,.. khi mua hàng, kế toán thực hiện hạch toán khoản chi phí này vào giá trị hàng mua khi hàng về nhập kho:

Nợ TK 156/152/155/211

Nợ TK 133

Có TK 111/112/131

2. Cách phân bổ chi phí mua hàng

Khi doanh nghiệp mua hàng có phát sinh chi phí mua hàng (vận chuyển, bốc dỡ cho các mặt hàng đó) thì kế toán cần phân bổ chi phí mua hàng cho từng loại hàng mua và hạch toán chi phí đó vào giá trị hàng mua nhập kho.

Doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng theo TIÊU THỨC GIÁ MUA như sau.

Cách phân bổ chi phí mua hàng này có giá trị mang tính chính xác cao. Đặc biệt thích hợp trong trường hợp hàng nhập có chênh lệch giá trị lớn, nhưng tính toán phức tạp trong trường hợp số lượng nhập suất lớn.

phân bổ chi phí mua hàng 2
Phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức giá mua

VÍ DỤ: Công ty TNHH 123 tiến hành mua 2 mặt hàng như sau:

MẶT HÀNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

ĐƠN GIÁ CHƯA BAO GỒM VAT 10%
(đồng)

THÀNH TIỀN

(đồng)

Tủ lạnh Panasonic 22P (A)

Máy

10

6.900.000

69.000.000

Tủ lạnh Panasonic 20P (B)

Máy

10

8.300.000

83.000.000

TỔNG

 

20

 

152.000.000

Chi phí vận chuyển để đưa được 2 loại hàng hóa này về tới kho của công ty là 1.500.000 đồng( gía chưa bao gồm 10% VAT).

Công ty thực hiện phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức trên như sau:

Chi phí vận chuyển tủ lạnh A = 69tr/152tr * 1,5tr = 680.921 đ

Chi phí vận chuyển tủ lạnh B = 1,5tr – 0,680921tr = 819.079 đ

CÁCH HẠCH TOÁN

N156-tủ lạnh A: 69tr + 0,680921tr = 69,680921tr

N156-tủ lạnh B: 83tr + 0,819079tr= 83,819079tr

N133: 15,2 + 0,15 = 15,35tr

C112: 168,85tr

Danh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA MUA như sau.

Phương pháp này tính toán dễ dàng nhưng cho kết quả mang tính chất tương đối vì nó chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng nhập. 

phân bổ chi phí mua hàng 3
Phân bổ chi phí mua hàng theo số lượng hàng hóa mua

Ví dụ: Công ty 123 tiến hành mua 500kg nguyên vật liệu A và 400kg NVL B. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A và B là 2 triệu đồng.

Công ty Kế toán 123 thực hiện phân bổ chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A và B theo số lượng như sau:

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A = 500KG/900KG *2tr = 1.111.111đ

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu B = 2 triệu – 1,111111 = 0,888889 triệu.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

phân bổ chi phí mua hàng 4
24/7 Giải đáp kế toán

Như vậy trên đây kế toán Việt Hưng đã chỉ ra cho các bạn cách hạch toán và phân bổ chi phí mua hàng theo 2 tiêu thức. Hãy truy cập vào Fanpage chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *