Điều chỉnh sai sót khi kê khai thuế

Kê khai thuế là một công việc tưởng chừng như rất dễ, tuy nhiên không phải kế toán nào cũng có tính cẩn thận, kiểm tra tờ khai thuế nhiều lần trước khi nộp tờ khai thuế qua mạng. Chính vì vậy nên sau khi nộp tờ khai thuế một thời gian mới giật mình tờ khai thuế các tháng trước đã nộp có các vấn đề sai sót.

dieu-chi-sai-sot-khi-ke-khai-thue

 

 

Vậy sau khi phát hiện báo cáo thuế tháng trước bị sai sót thì bạn cần làm ngay công việc điều chỉnh sai sót đó như thế nào và kế toán có được điều chỉnh hay không?

Theo điều mục 5 điều 9 của thông tư 28/2011/TT-BTC quy định như sau:

Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Trung tâm xin giới thiệu các cách điều chỉnh sai sót trong quá trình kê khai thuế như sau

Cách điều chỉnh chung:

-Không được điều chỉnh trực tiếp trên tờ khai chính đã nộp cho cơ quan thuế nếu như sai sót đó có ảnh hưởng tới số thuế GTGT được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp.

-Nếu điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ thì ghi vào chỉ tiêu 37 của tháng phát hiện ra sai sót.

-Nếu điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ thì ghi vào chỉ tiêu 38 của tháng phát hiện ra sai sót.

Cụ thể một số trường hợp cụ thể khi điều chỉnh như sau:

Trường hợp 1

Người nộp thuế lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh chỉ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ (không phát sinh số thuế GTGT phải nộp)thì không phải nộp bổ sung số thuế sau khi kê điều chỉnh; không tính phạt nộp chậm. Số thuế GTGT không được khấu trừ do phải bị điều chỉnh giảm, người nộp thuế ghi vào chỉ tiêu 37 trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh.

Trường hợp 2:

Người nộp thuế lập hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh chỉ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ, số thuế GTGT còn được khấu trừ này đã được người nộp thuế lập hồ sơ hoàn thuế và cơ quan thuế đã có quyết định hoàn thuế, thì người nộp thuế căn cứ vào hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh có thể sẽ phải nộp lại số tiền thuế đã được hoàn. Đồng thời tự xác định số tiền thuế phạt chậm nộp tính trên số tiền điều chỉnh, thời hạn tính phạt chậm nộp kể từ ngày cơ quan thuế có quyết định hoàn thuế đến ngày doanh nghiệp nộp lại số tiền thuế đã đc hoàn.

Trường hợp 3:

Người nộp thuế lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ, đồng thời làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì nộp số tiền thuế tăng thêm vào NSNN, đồng thời xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế tăng thêm đó, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định. Số thuế GTGT còn được khấu trừ trên chỉ tiêu 43 của tờ khai cũ khi chưa điều chỉnh sẽ ghi vào chỉ tiêu[37]trên tờ khai thuế GTGT của tháng phát hiện ra sai sót.

Trường hợp 4:

Người nộp thuế lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ, đồng thời làm giảm số thuế GTGT phải nộp thì số tiền thuế phát sinh ở chỉ tiêu 40 đã nộp vào NSNN sẽ được theo giõi riêng để bù trừ vào các lần phải nộp tiếp theo. Số thuế GTGT còn được khấu trừ phát sinh thêm (ở chỉ tiêu 43)do việc điều chỉnh, bổ sung ở trên tờ khai bổ sung thì sẽ ghi vào chỉ tiêu 38 trên tờ khai thuế của tháng phát hiện ra sai sót.

Trường hợp 5: Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế đã phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung điều chỉnh nhưng không làm tăng, giảm số thuế GTGT phải nộp(sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào v.v…), thì người nộp thuế làm văn bản giải trình kèm theo báo cáo thuế GTGT mới thay thế cho báo cáo thuế GTGT cũ , không lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận