Cách tính và thủ tục hoàn thuế GTGT theo hình thức xuất khẩu
Các điều kiện để doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT. Và thủ tục để kế toán thuế tiến hành hoàn thuế. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ bài viết: Cách tính và thủ tục hoàn thuế GTGT theo hình thức xuất khẩu.
Tham khảo:
Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT
Luật 106/2016/QH13 quy đinh Luật thuế GTGT, Quản lý thuế và TTĐB
1. Phương pháp tính toán thuế GTGT theo hình thức xuất khẩu
1.1. Điều kiện áp dụng:
Theo mục 2.3 khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016 ngày 12/08/2016 sửa đổi bổ sung Điều 18
Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“ Cơ sở kinh doanh trong tháng hoặc quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý. Trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo”
1.2. Công thức tính
Số thuế GTGT đầu vào được hoàn cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xác định như sau:
Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng /quý | = | Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước | _ | Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng/quý (bao gồm: thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế trong tháng/quý và thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ tháng/quý trước chuyển sang) |
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu | = | Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng/quý | x | Tổng doanh thu xuất khẩu trong tháng/quý __________________ |
Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) trong tháng/quýx100%
1.3. Ví dụ minh họa:
Công ty Cổ Phần Hằng Ngọc, kê khai và hoàn thuế GTGT theo tháng. Trong tháng 03/2017 và 04/2017. Trên tờ khai thuế giá trị gia tăng 01/GTGT có phát sinh các chỉ tiêu sau:
– Doanh thu không phải kê khai tính nộp thuế (doanh thu bán bông nguyên liệu chưa chải thô, chải kỹ) (chỉ tiêu 32a) : T3: 8.507.613.147 đồng, T4: 2.431.232.044 đồng
– Doanh thu chịu thuế (chỉ tiêu 27): T3: 63.037.645.055 đ, T4: 70.201.827.020 đ
– Doanh thu xuất khẩu: T3: 43.601.727.172 đ, T4: 62.353.091.005 đ
– Tổng số thuế GTGT còn được khấu trừ (chỉ tiêu 43): T4: 1.459.620.848 đ
Vậy: Số thuế GTGT xuất khẩu được hoàn là:
43.601.727.172 + 62.353.091.005
Số thuế GTGT = ———————————————————————— ————— x 1.459.620.848 = 1.072.656.863 đồng
xuất khẩu được hoàn ( 63.037.645.055 + 70.201.827.020 + 8.507.613.147 + 2.431.232.044)
Vậy số thuế GTGT xuất khẩu được hoàn trong kỳ tính thuế từ T3/2017-T4/2017 là: 1.072.656.863 đồng
2. Thủ tục hoàn thuế GTGT theo hình thức xuất khẩu
Bước 1: Làm tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo tháng hoặc quý
Bước 2: Tính số thuế GTGT xuất khẩu được hoàn (theo công thức và ví dụ ở trên). Rồi điền vào chỉ tiêu 42 “ tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn” để gửi tờ khai thuế qua mạng
Bước 3: Lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (Mẫu số: 01/ĐNHT – Ban hành kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính), rồi gửi ra cơ quan thuế
–Tải về: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước
Bước 4: Làm Công văn giải trình đi kèm bộ hồ sơ hoàn thuế để gửi ra cơ quan thuế
– Tải về: Công văn giải trình đi kèm bộ hồ sơ hoàn thuế để gửi ra cơ quan thuế
Cám ơn tác giả bài viết. Tuy nhiên theo thông tư 130, số thuế GTGT được hoàn đối với trường hợp xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa có giao dịch bán hàng trong nước và xuất khẩu nếu không tách riêng được số thuế GTGT đầu vào dành cho xuất khẩu thì sẽ phân bổ theo tỷ lệ doanh thu như sau: “Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại. Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng… Chi tiết »
Đúng rồi bạn, theo TT25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 thì phải lấy số tiền ở chi tiêu 25 trên TK 01/GTGT để phân bổ theo tỉ lệ doanh thu HHDV xuất khẩu sau đó mới bù trừ với số tiền thuế GTGT phải nộp của HHDV tiêu thụ nội địa để tính ra số tiền thuế gTGT được hoàn .
E chào anh chị. Trước giờ e chưa có kinh nghiệm về xnk thủy sản. Mong Anh/chị giải đáp 1 số thắc mắc giúp e. Bên e thu mua hàng của ngư dân là chủ yếu – > Không có hóa đơn đầu vào, và thuê 1 nhà máy chế biến để làm ra thành phẩm và 1 nhà máy chuyên đóng gói thành phẩm này. Vậy mình hạch toán ra sao, phần đầu vào đó mình giải quyết như thế nào? Em cám ơn nhiều 🙂
Cách xử lý mua hàng không có hóa đơn đầu vào với hàng hóa là thủy sản mua của hộ dân có mức doanh thu < 100 triệu đồng/năm để được ghi nhận vào chi phí DN phải làm bộ hồ sơ: - Hợp đồng mua bán - Chứng từ thanh toán: Tiền mặt or chuyển khoản đều dc - Biên bản bàn giao hàng hóa - Bảng kê hàng hóa mua vào k có hóa đơn mẫu 01/TNDN Bảng kê phải do người đại diện theo pháp luật or ng dc ủy quyền ký. Giá mua trên bảng kê phải bằng hoặc thấp hơn giá trên thị trường
Kế toán Việt Hưng cho em hỏi:
e có nhập lô hàng vs tổng thuế 54.146.956 (thuế NK 17.466.760 và thuế GTGT 363.680.196). hnay bên e đc hoàn thuế số tiền là 19.213.436, vậy e hạch toán kiểu gì ạ.???
Em phải xem đó là thuế gì: NK hay GTGT.
– Khi nộp thuế thế nào thì bây giờ hạch toán ngược lại là xong.