01 số điểm doanh nghiệp dễ bị CQT có sự quan tâm đặc biệt

Chắc hẳn sẽ có nhiều kế toán viên mới vào nghề có nhiều thắc mắc về các nghiệp vụ cũng như những vấn đề xảy ra thường ngày đối với doanh nghiệp. Trong số những vấn đề đó, chắc chắn sẽ có câu hỏi về những dấu hiệu mà cơ quan thuế sẽ chú ý đến tình hình khai báo và quyết toán thuế của doanh nghiệp mình làm việc.

Qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin được chia sẻ tới bạn đọc một số dấu hiệu dễ bị cơ quan thuế soi mói mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Để từ đó biết cách phòng tránh và không phải là đối tượng được quan tâm đặc biệt của cơ quan thuế.

01 số điểm doanh nghiệp dễ bị CQT rà soát theo dõi 

1. Liên tục ghi nhận thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp

Đây là trường hợp rất nhiều doanh nghiệp gặp phải, vì hầu như đơn vị nào cũng có suy nghĩ sai lệch rằng doanh nghiệp được phép làm lỗ trong vòng 5 năm liên tiếp. Chính vì vậy nên các đơn vị rất dễ vấp phải vấn đề này và bị CQT sờ gáy.

Đối với trường hợp này chúng tôi muốn giải thích để các bạn hiểu rằng theo quy định về thuế doanh nghiệp được phép chuyển lỗ trong vòng 5 năm, chú không phải được phép lỗ 5 năm.

Ví dụ: Năm 1 cty lỗ 100tr, năm 2 lỗ 100tr, đến năm 3 lãi 300tr thì sang năm thứ 3 đó doanh nghiệp được phép chuyển số lỗ sang 200tr của 2 năm đầu sang năm thứ 3. Vậy số tiền chuyển lỗ sẽ còn lại 300tr- 200tr= 100tr * 20%.

2. Giá vốn cao hơn giá bán ra(TK 511 thấp hơn TK 632)

Đây là trường hợp bất thường và rất vô lý đến người bình thường cũng phát hiện ra chứ không riêng gì CQT. Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng thường xuyên hạch toán giá vốn cao hơn giá bán là không được phép. Không có bất cứ doanh nghiệp nào buôn bán thường xuyên bị lỗ, hoàn toàn không có lãi.

Ví dụ: Công ty A chuyện kinh doanh mặt hàng tiêu dùng như: đồ ăn, đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình. Khi nhập một sản phẩm có giá 20.000 vnđ, thì phải bán ra với giá 21.000vnđ trở lên chứ không thể bán 19.000 vnđ.

3. Quỹ tiền mặt được tích lũy rất lớn trong khi khoản nợ vay ngân hàng rất cao

Quỹ tiền mặt đang còn nhiều mà lại phải đi vay, đây là điều rất vô lý. Tiền tồn quỹ thực chất là tiền ảo, còn tiền vay ngân hàng là dùng để phục vụ hoạt động kinh doanh làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp hết sức cần lưu ý đến vấn đề này.

XEM THÊM:

Phần mềm quản lý công việc kế toán MAC – 100% tối ưu công việc kế toán

Tra cứu mặt hàng giảm thuế theo Nghị quyết 101/2023/QH15

4. Thường xuyên kê khai thuế chậm, kê khai bị sai và nộp tờ khai không đúng thời hạn

Doanh nghiệp cần nắm rõ ngày nộp tờ kê khai để thúc dục kế toán viên làm và nộp đúng thời hạn. Theo quy định nộp thuế TNDN theo quý sẽ được đóng vào ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp. Còn nộp theo tháng sẽ là ngày 20 của tháng kế tiếp.

5. Doanh thu và các khoản thu nhập bất thường liên tục biến đổi

Các khoản doanh thu được nhắc đến ở đây là những khoản doanh thu ngoài luồng, chứ không phải khoản doanh thu chính từ việc kinh doanh mặt hàng của doanh nghiệp. Ví dụ: Thanh lý tài sản cũng là một nguồn doanh thu bất thường, không thể tháng nào doanh nghiệp cũng có tài sản để bán.

Hàng tồn kho với số lượng lớn, không tương xứng đúng với doanh thu

Đây là trường hợp mà rất nhiều cơ sở kinh doanh cũng như doanh nghiệp gặp phải. Khi xuất bán lẻ cho khách hàng, mình không xuất hóa đơn đi, chính vì thế lượng hàng tồn kho sẽ dư rất nhiều dẫn đến dễ bị cơ quan thuế soi mói. Vì vậy kế toán viên cần phải xử lý khéo vấn đề này.

6. So với thực tế, định mức tiêu hao NVL quá cao

Với vấn đề này, kế toán cần phải dựa vào thực tế để kê khai, không nên làm bừa để dẫn đến định mức quá cao so với thực tế. Tất cả những bất thường về định mức tiêu hao NVL đều dễ dẫn tới sự chú ý của CQT.

7. Quà biếu tặng không được xuất hóa đơn

Hàng năm vào các dịp lễ tết hay sự kiện của doanh nghiệp sẽ diễn ra, doanh nghiệp có những quà tặng tri ân cho khách hàng thì cần phải có hóa đơn. Trường hợp này sẽ không phải ghi vào doanh thu mà sẽ ghi vào chi phí của doanh nghiệp.

8. Doanh thu bán lẻ không xuất hóa đơn

Việc không xuất hóa đơn bán lẻ sẽ gây ra sự chênh lệch rõ rệt trong các số liệu đầu ra và đầu vào. Trường hợp bán khách lẻ vẫn cứ phải xuất hóa đơn, tránh việc số liệu sẽ không trùng khớp và thiếu sự minh bạch.

9. Chương trình khuyến mãi không có đăng ký với Sở Công Thương

Những mặt hàng tặng kèm với sản phẩm kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký với Sở Công Thương. Nếu không sẽ bị cơ quan thuế loại ra hết và tính vào doanh thu.

10. Hợp thức hóa hóa đơn

Đây là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và sai với quy định. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải lưu tâm. Nhừng bất thường trong hóa đơn đầu vào và đầu ra sẽ thu hút sự chú ý của CQT.

11. Doanh thu trên tờ khai thuế GTGT không khớp với báo cáo tài chính

Đây là vấn đề vô cùng nhức nhối và đau đầu của nhiều doanh nghiệp đang vấp phải. Cac doanh nghiệp nên nắm bắt và tránh để bị CQT để ý đến. Kế toán doanh nghiệp phải làm cẩn thận để tránh sai sót và cho trùng khớp với nhau.

12. Số tiền vào TK sếp, người thân sếp và kế toán công ty quá cao so với doanh thu trên hóa đơn của công ty

Nếu giấu doanh thu bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của sếp, người thân của sếp hoặc kế toán, cơ quan Thuế vẫn có thể điều tra ra và sẽ bị bắt lỗi.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

công cụ dụng cụ và tài sản cố định 1
24/7 giải đáp kế toán

Trên đây là những điểm mà doanh nghiệp và kế toán viên cần lưu ý để tránh bị cơ quan thuế soi mói và bắt lỗi. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp và các bạn kế toán viên hiểu rõ hơn về những tình huống không nên xảy ra trong doanh nghiệp. Chúc các bạn luôn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *