Báo cáo tài chính gồm những gì theo chế độ kế toán hiện hành

Chế độ kế toán hiện hành đã quy định rõ báo cáo tài chính gồm những gì. Vì vậy, kế toán doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chế độ kế toán mà DN mình đang áp dụng để lập và nộp báo cáo tài chính các loại tương ứng cho cơ quan chức năng.

Báo cáo tài chính gồm những gì

1. Báo cáo tài chính gồm những gì theo Quyết định 48:

Tại Phần thứ ba, Mục I, Điểm 3 của Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định:

Hệ thống báo cáo tài chính của DN vừa và nhỏ, bao gồm: các báo cáo tài chính bắt buộc và không bắt buộc sau:

Báo cáo tài chính bắt buộc:

– Bảng cân đối kế toán:                                             Mẫu B 01 – DNN

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:                 Mẫu B 02 – DNN

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính:                        Mẫu B 09 – DNN

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:

– Bảng Cân đối tài khoản:                                         Mẫu F 01- DNN

Báo cáo tài chính không bắt buộc:

Báo cáo này không bắt buộc nhưng lại được khuyến khích lập:

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ                                     Mẫu B03-DNN

Xem và tải biểu mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 48 tại ĐÂY

2. Báo cáo tài chính gồm những gì theo Thông tư 200:

Báo cáo tài chính năm gồm:

– Bảng cân đối kế toán Mẫu  B 01 – DN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu  B 02 – DN
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu  B 03 – DN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu  B 09 – DN

Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm:

– Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu  B 01a – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu  B 02a – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu  B 03a – DN
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu  B 09a – DN

– Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu  B 01b – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu  B 02b – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  giữa niên độ Mẫu  B 03b – DN
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu  B 09a – DN

Biểu mẫu các loại BCTC theo Thông tư 200 bạn đọc tham khảo chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Phụ lục 2 – Biểu mẫu báo cáo tài chính. Tải về

Chú ý:

– Tùy theo góc độ quản lý của từng DN để có thể lập thêm các báo cáo tài chính khác để phục vụ công tác quản lý của mình.

– Những chỉ tiêu không có số liệu không cần trình bày trên BCTC, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của BCTC theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

Để hiểu sâu và nắm rõ được những quy trình về cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; hãy đăng ký khóa học thực hành làm báo cáo tài chính tại Kế toán Việt Hưng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *