Quyết định giải thể doanh nghiệp công ty

Quyết định giải thể doanh nghiệp công ty

Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu giải thể vì những lí do khác nhau. Cần phải tìm hiểu về những quyết định giải thể doanh nghiệp công ty có liên quan. Nhằm thực hiện thủ tục sao cho đúng với quy định nhất.

Trong quá trình vận hành, hoạt động của doanh nghiệp, không ít khi xảy ra tình trạng khủng hoảng, khó khăn về tài chính. Đứng trước tình hình đó, nhiều chủ đầu tư lựa chọn hình thức giải thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ hiểu biết về thủ tục cũng như nguyên tắc thiết yếu về công việc này. Vậy cần phải làm gì khi quyết định giải thể doanh nghiệp công ty?. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi nói trên.

Tham khảo:

Thủ tục giải thể công ty doanh nghiệp với cơ quan thuế

Công ty mới thành lập cần làm gì

Quy định về góp vốn trong công ty cổ phần, công ty TNHH

Quyết định giải thể doanh nghiệp, công ty
Quyết định giải thể doanh nghiệp, công ty

1. Khi nào nên quyết định giải thể doanh nghiệp công ty ?

Trước khi quyết định giải thể doanh nghiệp và tiến hành chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục cần thiết, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần bàn bạc và thực sự thống nhất với quyết định này. Điều này sẽ giúp hạn chế những xung đột, mâu thuẫn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục giải thể. Đồng thời đảm bảo phương án được đưa ra cuối cùng phù hợp với ý kiến của mọi thành viên

2. Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp công ty

Để giải thể doanh nghiệp, công ty, các nhà quản lý phải tiến hành điền mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp công ty. Mẫu đơn này có thể là do chính doanh nghiệp tự thiết kế, miễn phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp, công ty, cung cấp đầy đủ thông tin và thể hiện mong muốn rõ ràng của đơn vị làm đơn.

Dưới đây là những hạng mục, nội dung cần có trong một mẫu quyết định giải thể:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ, số hiệu của quyết định

– Tên của quyết định

– Cơ sở pháp lí để lập mẫu quyết định

– Thông tin cơ bản về doanh nghiệp, công ty có nhu cầu giải thể

– Lý do giải thể

– Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết

– Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ

– Xử lý các nghiệp vụ phát sinh từ hợp đồng lao động

– Thanh lí tài sản sau khi thanh toán sau hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp

– Cam kết của doanh nghiệp, công ty có nhu cầu giải thể

– Thời gian có hiệu lực của quyết định

Ngoài ra, đơn vị có nhu cầu giải thể còn có thể tự thiết kế mẫu quyết định và bổ sung những nội dung sao cho phù hợp nhất

3. Những điều lưu ý khi điền mẫu đơn quyết định giải thể doanh nghiệp công ty

Sau khi đã hoàn thành bản quyết định giải thể doanh nghiệp công ty. Các nhà lãnh đạo chỉ cần điền những thông tin về doanh nghiệp, công ty để hoàn tất thủ tục. Cần lưu ý, những thông tin cơ bản bao gồm tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ trụ sở. Cần phải được cung cấp đúng như trên giấy phép kinh doanh được cấp của đơn vị đó

Ngoài ra, những thông tin khác chẳng hạn như lý do giải thể, số lượng lao động, tên của người sở hữu doanh nghiệp cũng phải được cung cấp tại các hạng mục, điều luật của quyết định.

Giải thể công ty và những điều bạn cần biết

Trên đây là một vài chia sẻ về quyết định giải thể doanh nghiệp công ty mà bạn đọc cần nắm. Đặc biệt là những đối tượng có nhu cầu giải thể doanh nghiệp trong tương lai gần. Để được tư vấn, hỗ trợ thêm về những vấn đề liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với Kế Toán Việt Hưng thông qua website https://lamketoan.vn/ nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...