Nghiệp vụ kế toán phát hành chứng từ thanh toán ngân hàng

Nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng đem lại nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi, làm cho tiền sinh lợi và gia tăng tiêu dùng.

Giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng nhận của tổ chức phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi, và các điều khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua.

nghiep-vu-ke-toan-phat-hanh-chung-tu-thanh-toan-ngan-hang

 Giống như nghiệp vụ tiền gửi trong ngân hàng. Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành các giấy tờ có giá là một nghiệp vụ nợ của ngân hàng và đây là một khoản phải trả trong tương lai.

 1. Chứng từ thanh toán ngân hàng

Các chứng từ gốc được sử dụng là: Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm thu( chi), Séc và các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

 2. Tài khoản sử dụng

–  Tài khoản cấp I: TK 43 – TCTD phát hành các giấy tờ có giá( GTCG)

–  Tài khoản cấp II:

+ TK 431- Mệnh giá GTCG bằng VND

+ TK 432 – Chiết khấu GTCG bằng VND

+ TK 433 – Phụ trội GTCG bằng VND

+ TK 434 – Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 435 – Chiết khấu GTCG  bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 436 – Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 492 –  Lãi phải trả về phát hành GTCG.

–  TK cấp III:

+ TK 4921: Lãi phả i trả cho GTCG bằng VND

+ TK 4921: Lãi phải tra cho GTCG bằng ngoại tệ

 3. Kết cấu tài khoản

–  Các tài khoản này có kết cấu giống với tài khoản Loại 3 bên kế toán doanh nghiệp. Tức là Tăng ghi bên có – Giảm ghi bên nợ – Số dư bên có.

–  Cụ thể TK 431, 432, 434, 435

Bên nợ: Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ thanh toán

Bên có: Số tiền thu về từ phát hành giấy tờ có giá

Số dư có: Số tiền của GTCG đã phát hành nhưng chưa đến kỳ thành toán cho người mua.

–  Kết cấu TK 433, 436

Bên nợ: Phân bổ phụ trội GTCG  phát sinh trong kỳ

Bên có: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ

Số dư có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ.

 4. Quy trình hạch toán

Trước khi đi vào hạch toán các trường hợp cụ thể các bạn tham khảo bài Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng để hiểu rõ hơn về các hình thức phát hành giấy tờ có giá.

 4.1. Phát hành GTCG theo mệnh giá( Trả lãi sau)

a. Khi NH phát hàng GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá

Có TK 431, 434: Mệnh giá

 a. Hàng tháng NH dự tính lãi phải trả cho khách hàng

Nợ TK 803: Trả lãi phát hàng GTCG

Có TK 492: Lãi phải tra về Phát hành GTCG

 c. NH thanh toán tiền lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 431, 434: Mệnh giá

Nợ TK 492: Lãi phải trả

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá cùng lãi suất

 4.2. Khi NH phát hành GTCG theo chiết khấu( Trả lãi trước)

a. Khi ngân hàng phát hành GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá – Lãi suất

Nợ TK 492:  Lãi suất

Có TK 432, 435:  Mệnh giá

 b. Hàng tháng NH tính lãi phải trả cho khách hàng vào chi phí

Nợ TK 803: Lãi suất

Có TK 492: Lãi suất

 c. Ngân hàng thanh toán GTCG cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 432, 435: Mệnh giá

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá

Ví dụ:

Ngày 01/02/2015 khách hàng A đã mua một giấy tờ có giá do ngân hàng Y phát hành theo mệnh giá  500.000.000đ kỳ hạn 1 năm. Lãi suất cố định là 9%/năm. Ngày 01/2/2016  ngân hàng đã thanh toán cả gốc lẫn lãi cho khách hàng A.

Tính toán:

Đây là hình thức phát hành theo mệnh giá trả lãi sau

Lãi suất hàng tháng NH phải trả sau khi đến hạn:

 500.000.000 x 9% = 45.000.000đ

Số tiền lãi hàng tháng NH phải dự tính trả:

45.000.000/12 = 3.750.000đ   `

Định khoản các nghiệp vụ

 – Khi phát hành

Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị: 500.000.000đ

Có TK 431 – Mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND: 500.000.000đ

 – Hàng tháng dự tính lãi phải trả cho KH

Nợ 803: 3.750.000đ

Có 492: 3.750.000đ

– Đến hạn NH thanh toán cả gốc lẫn lãi cho KH

Nợ TK 431: 500.000.000đ

Nợ TK 492: 45.000.000đ

Có TK 1011: 545.000.000đ

Tìm hiểu: Khóa học nguyên lý kế toán ngân hàng tại kế toán Việt Hưng!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

4 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ngoc Linh
Ngoc Linh

Vậy TH Ngân hàng mua Chứng chỉ tiền gửi thì hạch toán như thế nào ạ?

Admin Kế Toán Việt Hưng
Biên tập viên
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Ngoc Linh

Dạng như là công ty bạn gửi tiết kiệm ý hả. Theo mình vẫn hạch toán Nợ 112/ Có 515 bạn nhé

Phạm Trâm
Phạm Trâm
Bình chọn :
     

Cô cho e hỏi hình thức thanh toán ghi BTCN nghĩa là gì ạ. Bên bán xuất hoá đơn ghi vậy mà e ko hiểu là gì nữa ạ.

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Phạm Trâm

Từ viết tắt này nghĩa là bù trừ công nợ bạn ạ. Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...