Kế toán nội bộ và công việc của kế toán nội bộ

Với mỗi Doanh nghiệp có quy mô hoạt động khác nhau, năng lực của nhân viên khác nhau vì thế mà công việc của kế toán nội bộ cũng khác nhau? Vậy công việc cơ bản cần làm của kế toán nội bộ là gì?

Rất nhiều sinh viên mới ra trường hiện nay vẫn chưa hiểu thế nào là kế toán nội bộ và công việc của một kế toán nội bộ cần phải làm gì? Kế toán nội bộ có phải là kế toán bán hàng? kế toán kho? Hay kế toán thanh toán không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra mà chưa nhận được câu trả lời thích đáng .Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ bài viết “Kế toán nội bộ và công việc của kế toán nội bộ” nhằm chia sẻ kiến thức và giúp bạn đọc hiểu hơn về công việc cần làm của một kế toán nội bộ.

ke-toan-noi-bo-va-cong-viec-cua-ke-toan-noi-bo

Kế toán nội bộ: Kế toán nội bộ trong Doanh nghiệp là tập hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh thực tế, kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ qua đó để lấy căn cứ xác định lãi – lỗ trong Doanh nghiệp.

Xem thêm: Cách phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ

Các công việc của kế toán nội bộ

1. Kế toán thu chi (đóng vai trò làm thủ quỹ)

– Cập nhật đầy đủ chính xác kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ, báo cáo khi cần cho GĐ và KTT

– Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm và quản lý quỹ tiền mặt.

2. Kế toán kho

– Lập chứng từ Nhập – Xuất hàng căn cứ vào chứng từ ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập – xuất – tồn hàng

3. Kế toán ngân hàng

– Mở tài khoản tại ngân hàng, lập ủy nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản.

Căn cứ vào chứng từ ghi sổ theo dõi luồng tiền qua ngân hàng, cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.

4. Kế toán thanh toán

– Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán thanh toán lập đề nghị, tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán, căn cứ vào chứng từ mở sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán và đối chiếu công nợ.

5. Kế toán tiền lương

– Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán soạn thảo hợp đồng lao động (HĐLĐ), quản lý HĐLĐ. Xây dựng quy chế lương, cách tính lương và thanh toán lương. Quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

6. Kế toán bán hàng:

– Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty

– Làm thẻ VIP khách hàng (nếu có)

– Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán

– Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày

– Hỗ trợ cho Kế toán tổng hợp

– Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ

– Theo dõi tính chiết khấu cho khách hàng

– Hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần

Cuối ngày:

– Vào bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày.

– Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất – tồn – trong ngày.

7. Kế toán công nợ

– Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp

– Xác nhận hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán

– Kiểm tra công nợ

– Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng

– Lập bút toán kết chuyển công nợ, hàng hóa, dịch vụ với các chi nhánh/ Công ty.

8. Kế toán tổng hợp

– Ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của Doanh nghiệp.

9. Kế toán trưởng

– Nhiệm vụ điều hành công việc, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát số liệu của kế toán tổng hợp và các kế toán viên sao cho hợp lý và tuân thủ theo quy định, tham mưu cho giám đốc công ty về tình hình tài chính, lợi nhuận và hướng phát triển có lợi cho doanh nghiệp…

10. Kiểm soát nội bộ

– Công việc của kiểm soát nội bộ thường sẽ là giám sát mọi hoạt động của công ty, chất lượng nhân viên, sự cố hỏng hóc của hệ thống, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở…báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết  nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn, đúng pháp luật

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...