Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

1. Khái niệm dự phòng phải thu khó đòi

Trong quan hệ thanh toán hoặc mua bán vật tư hàng hóa, doanh nghiệp có những khoản nợ phải thu nhưng chủ nợ không có khả năng thanh toán.  Các khoản nợ không thu được đó gọi là nợ khó đòi và được xác định là một khoản lỗ.

Để đề phòng hạn chế tổn thất vè các khoản nợ phải thu khó đòi có thể xảy ra đồng thời đảm bảo giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí trong kỳ thì cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí quản lý kinh doanh của năm báo cáo.

Như vậy dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu không có khả năng thu được trong năm kế hoạch.

ke-toan-du-phong-phai-thu-kho-doi

2. Phương pháp xác định mức dự phòng nợ phải khó đòi

Có hai phương pháp:

– Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

 = Doanh thu bán hàng  chưa thu tiềnxTỷ lệ % (Được xác định dựa vào kinh nghiệm
thực tế của các năm trước)

                 = Dư nợ TK 131 x Tỷ lệ %

– Tính theo thời gian thu nợ

Mức trích lập dự phòng xác định dựa vào thời gian quá hạn của nợ phải thu từng kỳ. Sau đó tổng hợp lại, thời gian quá hạn càng dài thì mức dự phòng các lớn. Thời gian quá hạn được xác định dựa vào hóa đơn bán hàng.

3. Phương pháp hạch toán

Sử dụng tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi

– Tính chất: Là tài khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản 131, 138.

–  Phản ánh tình hình trích lập dự phòng và hoàn nhập xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp.

(1) – Vào cuối niên độ kế toán, căn cứ vào qui định chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, kế toán tính và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Nợ TK 642: Số dự phòng trích lập

Có TK 159: Số dự phòng trích lập

(2) –  Cuối niên độ kế toán sau, kế toán xác định mức dự phòng phải lập cho niên độ sau

– Nếu số phải trích lập lớn hơn số đã lập, kế toán trích bổ sung phần chênh lệch

Nợ TK 642: Số trích lập thêm

Có TK 159: Số trích lập thêm

– Nếu số phải trích lập nhỏ hơn số đã trích lập thì hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch

Nợ TK 159 : Phần chênh lệch

Có TK 642: Phần chênh lệch

(3) – Đối với các khoản nợ thực sự không thu được phải xóa nợ

Nợ TK 159: Số dự phòng đã trích lâp

Nợ TK 642: Số còn thiếu chưa trích

Có TK 131, 138: 

Đồng thời Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý

(4) – Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa nợ nếu các năm sau thu hồi được, căn cứ vào chứng từ:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711

Đồng thời Có TK 004

(5) – Nếu Doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng thực tế lại phát sinh các khoản nợ không có khả năng thu được phải xóa nợ:

Nợ TK 811

Có TK 131, 138

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...