Cách hạch toán Phải thu khách hàng TK 131 theo TT 133

Cách hạch toán Phải thu khách hàng TK 131 theo TT 133

Những hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán phải thu khách hàng tài khoản 131 theo thông tư 133. Sẽ giúp các doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện những thay đổi và đáp ứng tốt những quy định của pháp luật.

Tham khảo:

Nguyên tắc kế toán Nợ phải thu, các khoản phải thu theo TT 133

Nguyên tắc kế toán tiền theo Thông tư 133

Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Cách hạch toán Phải thu khách hàng TK 131 theo TT 133
Cách hạch toán Phải thu khách hàng TK 131 theo TT 133

1. Những lưu ý khi hạch toán tài khoản 131 theo thông tư 133

Việc hạch toán tài khoản 131 theo thông tư 133 cần có nhiều chú ý

1.1. Tài khoản 131

Được sử dụng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán cá khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của công ty. Nó còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu với người giao thầu đối với khối lượng công việc hoàn thành. Những nghiệp vụ có thể thu tiền ngay sẽ không được phản ánh vào tài khoản 131 này.

1.2. Việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng

Cần được thực hiện chi tiết với từng đối tượng. Từng nội dung và theo dõi cẩn thận theo kỳ hạn thu hồi. Chúng nên được ghi chép cẩn thận trong từng lần thanh toán. Đối tượng là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về việc mua sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, đầu tư tài chính.

1.3. Phân loại rõ ràng, chi tiết các khoản nợ

Khi hạch toán tài khoản 131 theo thông tư 133. Nhân viên kế toán phải phân loại rõ ràng, chi tiết các khoản nợ theo các tiêu chí sau: nợ khó đòi, nợ có thể trả đúng hạn, nợ không có khả năng thu hồi. Để có biện pháp xử lý thích hợp. Người mua có thể yêu cầu giảm giá hàng bán hoặc trả lại hàng đã giao nếu sản phẩm, dịch vụ cung cấp không đúng theo thỏa thuận.

1.4. Quy đổi đúng tỷ giá

Khi có các khoản nợ phải thu. Kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra Đồng Việt Nam. Khi thu hồi nợ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tiêu chí tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh của số tiền đã nhận trước đó. Với những khoản phải thu có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập báo cáo tài chính. Thì phải đánh giá theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại chính nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán. Áp dụng với thời điểm lập báo cáo tài chính. Các công ty con áp dụng tỷ giá do công ty mẹ quy định.

2. Những nội dung phản ánh khi hạch toán tài khoản 131 theo thông tư 133

Hạch toán tài khoản 131 theo thông tư 133

Tài khoản 131 có kết cấu và các nội dung phản ánh như sau:

2.1. Bên Nợ gồm:

– Số tiền phải thu của khách hàng đã phát sinh trong khi bán sản phẩm, dịch vụ,… cũng như các khoản đầu tư tài chính.

– Số tiền thừa doanh nghiệp trả lại cho khách hàng

– Các khoản tiền tệ phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ được đánh giá lại tại thời điểm lập báo cáo tài chính do tỷ giá tăng so với tỷ giá tại thời điểm ghi sổ kế toán.

2.2. Bên Có gồm:

– Tiền khách hàng trả nợ

– Tiền khách hàng ứng trước, trả trước

– Số tiền giảm giá hàng bán được trừ vào khoản phải thu của khách hàng

– Số tiền hàng đã bán nhưng người mua trả lại

– Chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán cho người mua

– Số tiền đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng khi nó có gốc ngoại tệ và tỷ giá giảm so với khi ghi sổ kế toán.

Khi hạch toán tài khoản 131 theo thông tư 133, số dư được ghi bên Nợ tuy nhiên nó cũng có thể phát sinh số dư bên Có nếu số tiền đã thu nhiều hơn số tiền phải thu của khách hàng.

Kế toán Việt Hưng với đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ là sự lựa chọn tốt cho những người muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ kế toán. Hãy truy cập ngay https://lamketoan.vn/ để tìm hiểu kỹ thông tin và đăng ký lớp học phù hợp.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...